Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Hàn Quốc mua hàng hiệu nhiều nhất thế giới

Vượt qua Trung Quốc và Mỹ, Hàn Quốc là quốc gia có người dân chi nhiều tiền nhất để mua sắm hàng xa xỉ.

Hàn Quốc được cho là quốc gia dễ chấp nhận sự phô trương của cải hơn so với Nhật và Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Theo CNBC, Ngân hàng Morgan Stanley cho biết số tiền mà người dân Hàn Quốc chi trả cho hàng xa xỉ thuộc hạng cao nhất thế giới.

Ngân hàng đầu tư này ước tính tổng chi tiêu của người dân Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân đã tăng 24% vào năm 2022, lên mức 16,8 tỷ USD, tương đương khoảng 325 USD/người. Theo ước tính của Morgan Stanley, con số này cao hơn nhiều so với mức chi tiêu tương ứng tại Trung Quốc và Mỹ, lần lượt chỉ là 55 USD280 USD.

Các thương hiệu cao cấp cũng có doanh số bán hàng tăng mạnh tại Hàn Quốc.

Nhãn hàng Moncler cho biết doanh thu tại Hàn Quốc trong quý II/2022 đã "tăng gấp đôi" so với thời điểm trước đại dịch. Tập đoàn Cartier, đơn vị sở hữu Richemont Group, cho biết Hàn Quốc là một trong những khu vực có doanh số bán hàng tăng trưởng hai con số vào năm 2022.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley giải thích nhu cầu về hàng xa xỉ của người dân Hàn Quốc được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong sức mua, cùng với đó là việc họ mong muốn thể hiện địa vị xã hội ra bên ngoài.

Sự phô trương của cải cũng được xã hội Hàn Quốc dễ chấp nhận hơn. Một khảo sát của McKinsey cho biết 22% người Hàn Quốc được hỏi coi việc khoe hàng xa xỉ là không tốt. Con số đó thấp hơn nhiều khi so với mức 45% của Nhật và 38% ở Trung Quốc.

Nhu cầu về đồ xa xỉ cũng được nâng lên từ sự gia tăng tài sản hộ gia đình. Dữ liệu của Ngân hàng Hàn Quốc cho thấy tổng tài sản ròng của hộ gia đình tăng 11% vào năm 2021. Trong đó, 76% số tài sản thuộc về bất động sản.

Ngân hàng Morgan Stanley cũng cho rằng các thương hiệu sang trọng đã khai thác các nhân vật nổi tiếng tại Hàn Quốc để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dân.

“Gần như tất cả người nổi tiếng tại Hàn Quốc đều là đại sứ thương hiệu của những nhãn hàng cao cấp”, báo cáo của Ngân hàng Morgan Stanley cho biết.

Các ví dụ điển hình cho sự kết hợp của nhãn hàng và người nổi tiếng có thể kể đến như Fendi và nam diễn viên Lee Min-Ho, Chanel và rapper G-Dragon, Dior và Rose...

 4 món nội thất hàng hiệu giá tốt tô điểm không gian sống chào năm mới

Nhiều sản phẩm nội thất chính hãng đang được “săn đón” trên Shopee với ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn trang hoàng nhà cửa dịp Tết sắp đến.

Ngắm giỏ hàng săn sale của Gen Z: Hàng Việt lên ngôi

Trong dịp sale cuối năm, các thương hiệu nội địa thuộc đa dạng ngành hàng được người dùng trẻ ưu ái nhờ đáp ứng thị hiếu, giá cả hợp túi tiền cùng nhiều ưu đãi.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm