Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dùng không mặn mà mua sắm smartphone

Tình hình kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn đã ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền người dùng, khiến doanh số smartphone toàn cầu năm 2022 giảm mạnh về mức của năm 2013.

Trong 5 năm gần nhất, có tới 4 năm ghi nhận doanh số smartphone toàn cầu giảm sút. Ảnh: DĐV.

Báo cáo từ các đơn vị thống kê độc lập cho thấy thị trường công nghệ đang rơi vào tình trạng ảm đạm nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Do những ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh tế vĩ mô, người dùng đang hạn chế mua sắm và kéo dài vòng đời trung bình của smartphone.

Doanh số sụt giảm

Sau khi doanh thu giảm đáng kể vào năm 2020, thị trường smartphone toàn cầu đã ghi nhận mức tăng trưởng 13,4% vào năm 2021, lên khoảng 365,5 tỷ USD theo thống kê từ GfK. Lượng thiết bị bán ra tăng mạnh so với cùng kỳ bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu mua smartphone, máy tính bảng và laptop để học tập và làm việc từ xa tăng cao.

Số liệu tổng hợp mới nhất về thị trường smartphone toàn cầu quý IV/2022 của International Data Corporation (IDC) chỉ ra đây là giai đoạn "mang tính thảm hoạ". Tổng doanh số smartphone bán ra thị trường 3 tháng cuối năm 2022 giảm 18,3% so với cùng kỳ 2021. Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong một quý kể từ năm 2013.

Thị trường smartphone có năm 2022 ảm đạm
Lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu giai đoạn 2011-2022. (Số liệu: Counterpoint Research)
Nhãn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Lượng smartphone xuất xưởng triệu thiết bị 521 741 1049 1318 1462 1519 1566 1505 1479 1331 1392 1225

IDC cũng cho biết tổng doanh số smartphone toàn cầu bán ra trong năm 2022 đã giảm 11,3%, con số đáng báo động của ngành.

Còn theo báo cáo từ Counterpoint Research, lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu trong năm 2022 đã giảm xuống mức 1,2 tỷ thiết bị, mức thấp nhất kể từ năm 2013. Số liệu cũng cho thấy doanh thu smartphone trong năm 2022 đã giảm 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu rơi vào khoảng 330 tỷ USD.

Trong điều kiện thuận lợi, trung bình mỗi năm thị trường smartphone sẽ tăng trưởng 5-15%. Mức sụt giảm lần này được đánh giá tương đương với việc thị trường đã đánh mất 2-3 năm tăng trưởng trước đó.

Vòng đời smartphone đang dài hơn

Ông Prachir Singh, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Counterpoint Research, cho biết vòng đời của smartphone đang có xu hướng dài hơn. Điều này đồng nghĩa người dùng đang giữ thiết bị của họ lâu hơn, ít mua điện thoại mới.

Dữ liệu từ gfknewron Consumer cho thấy, trong giai đoạn tháng 1-tháng 9/2019, có 48% người dùng sử dụng điện thoại trong 2 năm hoặc lâu hơn. Con số này đã tăng thêm 9% trong cùng kỳ năm 2022, lên 57%.

Vòng đời kéo dài smartphone được thể hiện rõ nhất ở thế hệ người dùng Gen Z (15-25 tuổi). Số liệu cũng cho thấy người dùng ở độ tuổi này có xu hướng sử dụng thiết bị từ 2 năm trở lên cao hơn độ tuổi khác 14%.

thi truong am dam anh 1

Người dùng ngày càng ít đổi điện thoại mới do kinh tế khó khăn. Ảnh: CPS.

Tuy tổng lượng máy bán ra trong năm 2022 ghi nhận sự sụt giảm, nhưng doanh số smartphone cao cấp đang tăng lên (phân khúc smartphone cao cấp được định nghĩa là mức giá trên 400 USD).

Thị trường smartphone năm 2022 tập trung vào người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao. Nhóm này hiện chiếm khoảng 48% lượng khách hàng mua điện thoại thông minh, tăng 4% so với năm 2021.

Nhu cầu về các thiết bị cao cấp được cải thiện khiến doanh thu từ các mẫu smartphone 5G tăng 1,2% so với năm trước. Tương tự, doanh thu từ các mẫu smartphone có dung lượng trên 256 GB ghi nhận mức tăng 19% và chiếm 41% doanh thu toàn thị trường.

Báo cáo vào quý II/2022 của Counterpoint Research cho thấy giá bán trung bình (ASP) của smartphone phân khúc cao cấp đã tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức kỷ lục 780 USD. Mặc dù doanh số bán ra giảm 4 quý liên tiếp, nhưng doanh thu từ smartphone cao cấp đã giúp thị trường điện thoại toàn cầu không có sự chênh lệch so với cùng kỳ năm trước.

ASP tăng do doanh số các dòng smartphone có giá bán trên 1.000 USD tăng tới 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng phân khúc này đã đóng góp hơn 25% doanh số smartphone cao cấp và hơn 20% doanh thu smartphone toàn cầu trong quý II/2022.

Nhận xét về sự tăng trưởng của các mẫu smartphone ở phân khúc trên 1.000 USD, nhà phân tích cấp cao Varun Mishra của Counterpoint Reseach cho biết khi 5G ngày càng trở nên phổ biến, người tiêu dùng thường lựa chọn nâng cấp thiết bị.

"Doanh số của Apple đã tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm hơn 78% thiết bị trong phân khúc giá trên 1.000 USD", ông Mishra chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc doanh số smartphone dưới 400 USD chịu ảnh hưởng từ lạm phát cũng khiến tỷ lệ smartphone cao cấp trên thị trường tăng từ 58% trong quý I/2022 lên 60% trong quý II/2022.

“Trong tương lai, các thương hiệu sẽ bắt đầu tập trung vào việc tăng doanh thu hoặc giá trị từ thị trường điện thoại thông minh. Ấn Độ sẽ là thị trường được chú trọng bởi đây là nơi đã tăng trưởng ASP đều đặn cho đến năm 2022 và điều tương tự sẽ xảy ra vào năm 2023" Navkendar Singh, phó chủ tịch IDC, nhận định.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Giả làm khách mua hàng, lừa lấy iPhone của chuỗi bán lẻ

Cuối tháng 2, một đối tượng đã giả làm khách mua hàng để lừa đảo, chiếm đoạt chiếc iPhone 13 trị giá 18 triệu đồng từ một chuỗi bán lẻ ủy quyền của Apple (AAR) và đem bán lại.

Apple Watch áp đảo các đối thủ tại thị trường Việt Nam

Apple đang ghi nhận doanh số và thị phần bỏ xa các đối thủ khác trong mảng smartwatch tại thị trường Việt Nam nói riêng và cả thị trường toàn cầu.

Thúy Hạnh

Bạn có thể quan tâm