Câu 1: Nhà văn châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học?
Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ Ấn Độ. Ông đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1913. Ảnh: Daily Mail. |
Câu 2: Ngoài văn học, ông còn có tài trên lĩnh vực nào?
Không chỉ là nhà văn, nhà thơ, Rabindranath Tagore còn là nhà soạn nhạc, triết học và họa sĩ. Ông chính là người đã định hình lại văn học và âm nhạc Bengali, cũng như nghệ thuật Ấn Độ với chủ nghĩa hiện đại theo ngữ cảnh vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ảnh: Telegraph India. |
Câu 3: Ông là người sáng tác quốc ca của nước nào?
Tagore sáng tác bài hát được sử dụng làm quốc ca của Ấn Độ có tên Jana Gana Mana. Bài này được lấy từ 5 đoạn đầu trong bài thơ của Tagore. Đồng thời, ông cũng là người viết phần lời của bài Amar Sonar Bangla, hiện được sử dụng làm quốc ca của Bangladesh. Ảnh: Tư liệu. |
Câu 4: Ông bắt đầu xuất bản thơ từ năm bao nhiêu tuổi?
Tagore bắt đầu sự nghiệp khi mới 8 tuổi. Năm 16 tuổi, ông xuất bản những bài thơ đầu tiên của mình dưới bút danh Bhānusiṃha (Sư tử Mặt Trời). Đến năm 1877, ông hoàn thành truyện ngắn và phim truyền hình đầu tiên, được xuất bản dưới tên thật của mình. Ảnh: Telegraph India. |
Câu 5. Tên tập thơ nổi tiếng nhất của Tagore?
Gitanjali (Thơ dâng) là tập thơ nổi tiếng nhất của Tagore, được xuất bản năm 1910 (xuất bản bằng tiếng Anh năm 1912), giúp ông nhận được giải Nobel Văn học năm 1913. Tập thơ này hiện là một phần của bộ sưu tập tác phẩm đại diện của UNESCO. Ảnh: Telegraph India. |
Câu 6: Tagore từng thăm thành phố nào?
Theo sách Sài Gòn - Chợ Lớn, ký ức đô thị và con người, vào khoảng trung tuần tháng 6/1929, Rabindranath Tagore có chuyến viếng thăm Sài Gòn trong 3 ngày. |