Những người biểu tình ở Thái Lan đã tuần hành gần một căn cứ quân sự thuộc quyền kiểm soát của Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Đám đông kêu gọi Vua Vajiralongkom từ bỏ quyền chỉ huy trực tiếp đơn vị quân đội đóng tại.
Người biểu tình được cho là đã ném chai lọ vào cảnh sát và diễu hành ngay sát hàng rào kẽm gai ở lối vào căn cứ của Trung đoàn bộ binh số 1 tại thủ đô Bangkok. Đây là một trong những đơn vị quân đội mà chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-ocha đã chuyển giao quyền kiểm soát cho nhà vua vào năm 2019.
Vào năm 2020, phong trào chính trị do thanh niên Thái Lan dẫn đầu đã nổi lên để yêu cầu ông Prayut từ chức và kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.
Người biểu tình ở thủ đô Bangkok chuẩn bị tuần hành đến tư gia của Thủ tướng Prayut Chan-ocha. Ảnh: AFP. |
Những người biểu tình cũng thể hiện sự ủng hộ đối với các cuộc tuần hành kêu gọi trả tự do cho lãnh đạo dân cử ở Myanmar - nước láng giềng đang rơi vào tình cảnh hỗn loạn kể từ khi quân đội tước quyền lực và bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi.
Việc ông Prayut chào đón một quan chức Myanmar thuộc chính quyền do quân đội kiểm soát hồi đầu tuần cho thấy ông ấy cũng ủng hộ chính quyền quân sự ở Myanmar, Chukiat Sangwong, một nhà lãnh đạo biểu tình Thái Lan, nói với Reuters.
"Đây là điều không ổn với người Myanmar, nên họ đã tham gia cùng chúng tôi ở Thái Lan", ông Chukiat nói.
Việc công khai chỉ trích nhà vua là bất hợp pháp ở Thái Lan. Những lời xúc phạm đến chế độ quân chủ có thể bị phạt tới 15 năm tù theo bộ luật của nước này.
Cung điện Hoàng gia không đưa ra bình luận nào kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu.