Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Beirut được dạy để sinh tồn, vì họ sống qua 15 năm nội chiến

"Những người Lebanon đã giúp tôi trong thảm họa có một sự quyết đoán đến đau lòng, kết quả của những năm tháng sống qua nhiều cuộc thảm họa trước đó".

Thị trưởng Beirut bật khóc ở hiện trường như 'nổ bom nguyên tử' Thị trưởng Beirut, ông Marwan Abboud, bật khóc khi mô tả vụ nổ đã tàn phá thủ đô của Lebanon như vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản.

Vivian Yee, phóng viên thường trú ở Beirut, Lebanon và chuyên đưa tin về Trung Đông của New York Times, miêu tả rằng khung cảnh ở Beirut vào ngày xảy ra vụ nổ trông giống như một bức ảnh chiến tranh cô chỉ được thấy từ xa. Zing trích đăng bài về trải nghiệm của Yee.

Vào buổi chiều định mệnh ngày 4/8, tôi bất ngờ nhận được một đoạn video, trong đó bạn tôi nói: “Bến cảng dường như đang bốc cháy”. Chỉ vài giây sau, cả toà nhà của tôi bất ngờ rung chuyển.

Tôi chạy đến gần cửa sổ rồi quay lại bàn làm việc để theo dõi tin tức. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Vụ nổ thứ hai, lớn hơn vụ nổ trước đó, kéo sập mọi thứ quanh tôi. Tôi cảm thấy các ô cửa kính vỡ vụn và mảnh thuỷ tinh bắn ra khắp nơi.

Không suy nghĩ nhiều, tôi tìm chỗ trú thân dưới gầm bàn. Khi mọi thứ trở nên yên ắng, tôi cố mở mắt nhưng không nhìn thấy gì vì dòng máu nóng chảy trên mặt mình. Sau vài cái chớp mắt, tôi thấy căn hộ thân quen đã biến thành một bãi đổ nát. Cánh cửa trước màu vàng đổ sập lên trên bàn ăn. Không tìm thấy hộ chiếu và không có cả giày, tôi chạy ra ngoài tìm kiếm sự giúp đỡ.

duoc nguoi la o Beirut cuu song anh 1

Vụ nổ lớn tại thủ đô Beirut, Lebanon, khiến 78 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương. Ảnh: New York Times.

Về sau, người ta sẽ nói với tôi rằng những người Beirut ở thế hệ cô ấy - sinh trưởng ở Lebanon trong 15 năm nội chiến của nước này - có bản năng để chạy ngay ra hành lang khi vừa nghe thấy vụ nổ đầu tiên. Họ biết lớp kính cửa sẽ vỡ toang sau đó.

Tôi không được dạy cho việc đó, nhưng những người Lebanon đã giúp tôi trong những giờ sau đó có một sự quyết đoán đến đau lòng, kết quả của những năm tháng sống qua nhiều cuộc thảm họa trước đó. Họ hầu hết đều là người xa lạ, và đều đối xử với tôi như một người bạn.

Sau khi chạy thoát khỏi toà nhà với khuôn mặt đầy máu, tôi được một người lạ cho đi nhờ xe máy đến bệnh viện gần đó. Dọc hai bên đường, tôi nhìn thấy những người chưa hết bàng hoàng vì hai vụ nổ. Họ đều chảy máu không ngừng hoặc có những vết thương hở trên khắp cơ thể.

Khi đến bệnh viện, tôi thấy nhiều người nằm la liệt với các vết thương không được điều trị. Bệnh viện không nhận thêm người song tôi là một trường hợp may mắn. Một người tên Yousseff đã giúp tôi trấn tĩnh lại và sơ cứu vết thương trên mặt cho tôi.

Sau đó, tôi tình cờ gặp một người quen. Anh ấy giúp tôi khử trùng vết thương bằng rượu arak, một thức uống đặc sản của Lebanon. Lúc ấy, tôi vẫn chưa biết rõ chuyện gì đã xảy ra.

Sau nhiều giờ đồng hồ, giới chức Lebanon mới công bố thông tin về hai vụ nổ hoá chất ở khu cảng, khiến 78 người thiệt mạng (con số này đã lên hơn 100 - ND) và hơn 4.000 người khác bị thương.

Trước khi màn đêm buông xuống, các đồng nghiệp tìm thấy tôi và đưa tôi đến một bệnh viện tư nhân. Tại đây, tôi được khâu 11 mũi trên trán và nhiều mũi khâu khác ở chân và cánh tay. Giống như những người sống sót khác mà tôi gặp, vị bác sĩ nói: “Cảm ơn Chúa vì đã an toàn”.

"Cảm ơn", tôi đã đáp lại, "thật sự cảm ơn", và tôi không chỉ nói vậy xã giao.

Ammonium nitrate - hóa chất gây ra thảm họa kinh hoàng ở Lebanon

Giới chức Beirut nói hàng nghìn tấn ammonium nitrate, chất hóa học dạng tinh thể không mùi thường dùng làm phân bón, đã gây nên vụ nổ biến thủ đô Lebanon thành bãi chiến trường.

Chuyên gia CIA: Vụ nổ ở Beirut không chỉ do ammonium nitrate

Chuyên gia CIA cho rằng ammonium nitrate không phải là nguyên nhân chính dẫn đến vụ nổ kinh hoàng ở Beirut khiến 100 người thiệt mạng, ông nghi ngờ có vũ khí quân sự bên trong.

Vụ nổ kinh hoàng ở Beirut có đẩy Lebanon đến bờ vực sụp đổ?

Mức độ tàn phá kinh hoàng của vụ nổ đêm 4/8 ở Beirut, thủ đô Lebanon, làm sống lại nỗi ám ảnh trong tâm trí người dân về quá khứ bom đạn chiến tranh sau chỉ vài năm yên bình.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm