Kỹ thuật sử dụng ngôn từ
Kỹ thuật sử dụng ngôn từ là cách hành văn, chọn lựa từ ngữ diễn đạt cho các ý trong câu chuyện dữ liệu. Cùng một dữ kiện, số liệu nhưng cách sử dụng ngôn từ khác nhau, cách diễn đạt khác nhau sẽ mang đến cho người xem sắc thái tâm lý khác nhau. Kết quả là người nghe sẽ cảm nhận một chủ ý, một thông điệp khác nhau.
Nếu để hạ nhiệt, làm cho sự việc trở nên nhẹ nhàng hơn, chúng ta có thể dùng những từ nói giảm, nói tránh. Ví dụ như: thất nghiệp – đang tìm việc phù hợp, thi rớt - không đậu, không đạt chỉ tiêu - chưa đạt chỉ tiêu, mất - thất lạc,...
Chúng ta có thể sử dụng cách thay đổi các con số để nhấn mạnh ý cần nói hơn. Ví dụ như thống kê thực tế cho biết tỷ lệ sản phẩm bị lỗi là 20%, hoặc nếu chúng ta nói “cứ 5 sản phẩm thì có 1 bị lỗi”, người nghe sẽ có cảm giác sản phẩm bị lỗi khá nhiều, cần lưu ý. Nhưng cũng tỷ lệ 20% sản phẩm bị lỗi đó, có thể nói theo cách khác: “80% sản phẩm sản xuất ra được khách hàng đánh giá cao khi sử dụng”. Khi đó người nghe sẽ cảm giác sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Chúng ta có thể thấy cách bác sĩ Hans Rosling đã vận dụng kỹ thuật ngôn từ rất khéo léo trong bài nói chuyện của ông với chủ đề “DON’T kết nối và cởi mở hơn để tiếp nhận thông điệp. Nếu người nghe phải vật lộn với những khái niệm khó hiểu và cảm thấy rất vất vả mới nắm được mạch logic trong phần trình bày của chúng ta, thì cảm xúc của họ sẽ không thể cộng hưởng với những gì chúng ta nói và rất có thể sẽ có cảm xúc ngược lại với những gì chúng ta mong muốn.
Năm 2006, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí NeuroImage có tựa đề Reading cinnamon activates olfactory brain regions (tạm dịch: Đọc từ quế sẽ kích hoạt những khu vực não phụ trách khứu giác).
Trong đó, các nhà khoa học khám phá ra rằng chỉ cần đọc các từ ngữ có liên quan đến mùi vị sẽ kích hoạt những khu vực của bộ não phụ trách khứu giác. Khi các đối tượng tham gia nghiên cứu đọc những từ như quế, nước hoa hoặc cà phê, máy MRI cho thấy các vùng não gắn với khứu giác của các đối tượng nghiên cứu được kích hoạt và sáng lên.
Ngược lại, khi các đối tượng tham gia nghiên cứu đọc các từ không khơi gợi mùi, như ghế hoặc chìa khóa, những vùng não khướu giác không hoạt động, không có tín hiệu phản hồi. Đó cũng là cách não bộ phản ứng với các vị đặc trưng như vị chua của chanh, cay của ớt, ngọt của mật đường...
Trong kể chuyện với dữ liệu, chúng ta nên sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh liên tưởng đến giác quan, các ngôn từ khơi gợi khứu giác, thị giác, vị giác, thính giác và xúc giác, để mang đến cho khán giả câu chuyện sống động hơn.
Hãy tưởng tượng trong câu chuyện dữ liệu về Titanic, nếu chúng ta chỉ nói “đây là chiếc tàu sang trọng nhất”, mỗi người nghe khác nhau sẽ có khung quy chiếu khác nhau về “sang trọng”. Càng kể khái quát, chung chung thì khán giả càng dễ có hình dung khác biệt với chúng ta. Càng kể chi tiết, chúng ta càng dễ mang đến cho họ bức tranh càng rõ nét, sống động.
Đó là cách chúng ta “kéo” khán giả ra khỏi thế giới riêng của họ, “bước” vào thế giới câu chuyện của chúng ta, hình dung những gì chúng ta nói nhưng theo cách của họ. Nếu kết cấu là điều “níu” chân người nghe đi đến phần kết thúc của câu chuyện, thì các chi tiết được mô tả trong câu chuyện sẽ khiến người nghe bị cuốn hút vào câu chuyện.
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.