Ngôi mộ tập thể chôn những nạn nhân vụ sập mỏ ngọc Myanmar
Thứ bảy, 4/7/2020 20:08 (GMT+7)
20:08 4/7/2020
Nạn nhân được chôn cất tập thể sau vụ sập hầm mỏ nghiêm trọng nhất lịch sử Myanmar, nước cung cấp đến 90% sản lượng ngọc bích trên thế giới.
Thêm hàng chục thợ mỏ sẽ được chôn cất tập thể hôm 4/7 sau vụ sập mỏ ngọc giết chết hơn 170 người tại miền Bắc Myanmar hai ngày trước. Trong ảnh, tình nguyện viên chôn cất nạn nhân hôm 3/7. Ảnh: Reuters.
Đây được xem là vụ tai nạn hầm mỏ nghiêm trọng nhất lịch sử Myanmar, nước nổi tiếng về các loại ngọc và đá quý. Ảnh: Reuters.
Nạn nhân là những người làm việc tại Hpakant - trung tâm ngành công nghiệp đá quý trị giá hàng tỷ USD của Myanmar. Họ bị chôn vùi dưới lớp bùn dày sau khi đống đất đá - được đào lên trước đó - bất ngờ đổ xuống một hồ nước hình thành do trời mưa, kéo theo con sóng bùn. Ảnh: AFP.
Thar Lin Maung, quan chức Bộ Thông tin, hôm 4/7 cho hay đã có 171 thi thể được đưa lên nhưng nhiều thi thể vẫn tiếp tục nổi lên, theo Reuters. Ảnh: AFP.
Ông cho biết 77 người được chôn cất hôm 3/7 đã được nhận dạng và 39 người sẽ được chôn cất hôm 4/7. Ảnh: AFP.
Tình nguyện viên khiêng hòm gỗ chứa thi thể đặt xuống một huyệt rộng được tạo ra bởi máy xúc đất gần khu mỏ. Ảnh: AFP.
Nhiều thi thể, có nhiều vết bầm dập và không còn quần áo do sóng bùn, vẫn chưa được nhận dạng. Ảnh: AFP.
Người thân than khóc bên cạnh quan tài chứa thi thể nạn nhân. Ảnh: AFP.
Lực lượng Chữ Thập Đỏ hôm 4/7 tiếp tục tìm kiếm nạn nhân, dùng dây cáp để đưa thi thể lên. Ảnh: AFP.
Tai nạn hầm mỏ thường xuyên xảy ra tại Myanmar, nơi cung cấp 90% sản lượng ngọc bích của thế giới. Bất chấp rủi ro, người nghèo từ khắp nơi trên cả nước đổ đến các mỏ ngọc để làm việc. Ảnh: AFP.
Lãnh đạo Myanmar, Aung San Suu Kyi, hôm 3/7 nói thảm kịch xảy ra là do tình trạng thất nghiệp tại đất nước. Chính phủ cho biết sẽ thành lập ủy ban để điều tra sự việc. Ảnh: AFP.
Sararat Rangsiwuthaporn, biệt danh "Aem Cyanide'', bị cáo buộc đã lừa đảo hàng nghìn USD từ các nạn nhân trước khi ra tay đầu độc 15 người trong số này.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh cho biết Washington không có ý định đối đầu với Moskva hay muốn xung đột lan rộng ra khu vực, tuy nhiên khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kyiv.
Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và 36 đồng minh thân cận bị cảnh sát liên bang cáo buộc có âm mưu phá vỡ hệ thống dân chủ của nước này thông qua một cuộc đảo chính.