Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Mỹ mắc kẹt trong quan hệ 'chua chát' với TT Trump

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, từng là CEO một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, chật vật trong một công việc ông chưa quen cùng một vị tổng thống thất thường.

Khi Ngoại trưởng Rex Tillerson tháp tùng Tổng thống Trump trong chuyến công du đầu tiên đến Saudi Arabia hồi tháng 5, ông đã gây ấn tượng với các quan khách tại đây bằng điệu múa kiếm cùng các vũ công Saudi.

"Không phải lần đầu tôi múa kiếm", ông giải thích.

"Không phải lần đầu của tôi", New York Times nhận định đó là lý do mà Tillerson được bổ nhiệm. Ông được kỳ vọng sẽ dùng những năm kinh nghiệm trong vai trò điều hàng hãng dầu khí hàng đầu và thương thảo hợp đồng khắp thế giới để đảm nhiệm công việc của quan chức ngoại giao số 1 của Mỹ. Thế nhưng, càng ngày Tillerson càng nhận ra mục tiêu quan trọng nhất của trong chính sách của mọi ngoại trưởng Mỹ chính là vị tổng thống họ đang dưới quyền.

ngoai truong My bac tin tu chuc anh 1
Ngoại trưởng Mỹ liên tục đối mặt với các tin đồn không hợp tổng thống và đang muốn từ chức. Ảnh: Reuters.

Liên tục 'dính' tin đồn từ chức

New York Times viết rằng "giờ thì người cầm kiếm và để nó ngay cổ Tillerson chính là ông Trump". Mối quan hệ đã "chua chát" đến độ hôm 4/10, ông Tillerson phải mở một cuộc họp báo để đính chính các tin đồn về việc ông đang tính chuyện từ chức. Cuối cùng, cuộc họp báo chỉ làm các tin đồn có vẻ đáng tin hơn.

Dù cho ở lại, tiếng tăm và tầm ảnh hưởng của ngoại trưởng Mỹ cũng không được như xưa, xét việc ông đã không thể xây dựng một mối quan hệ gắn kết với tổng thống. Các lãnh đạo và nhà ngoại giao nước ngoài sẽ nghi ngờ không biết Tillerson có thật sự đại diện cho chính quyền Trump hay không, hoặc các cam kết của ông có vững bền không. Đồng hồ đã bắt đầu đếm ngược đến sự ra đi gần như không thể tránh khỏi của ông.

"Tillerson có trực giác tốt về các vấn đề chính sách đối ngoại và sẵn sàng đưa ra lời khuyên độc lập", Aaron David Miller, một người đàm phán hòa bình lâu năm của Bộ Ngoại giao và hiện làm việc tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson dành cho các Học giả, nói.

"Bất chấp những nỗ lực của Tillerson nhằm tạo dựng hình ảnh 'gia đình vui vẻ', con đường phía trước khi ông phải làm việc với một tổng thống liên tục đánh giá thấp ông một cách công khai sẽ không dễ dàng", Miller nhận định.

Michael Doran, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson và từng đảm nhiệm một số vị trí về an ninh quốc gia dưới thời cựu tổng thống George W. Bush, nói rằng Trump đã làm rõ rằng việc nghe theo lời khuyên của các cố vấn cao cấp không phải ưu tiên của ông.  

"Dù vậy, phần lớn công việc của chính quyền phải do thuộc cấp đảm nhiệm, thay vì tổng thống. Vì vậy, thật khó để thấy một cách tiếp cận gây xói mòn thẩm quyền của các cố vấn cấp cao sẽ có ích như thế nào về lâu dài", ông nói.

ngoai truong My bac tin tu chuc anh 2
Ngoại trưởng Tillerson cảm thấy bị "trói tay" khi các lời khuyên của ông không được tổng thống nghe và không được một tay quyết định mọi thứ. Ảnh: Reuters.

Hồi tháng 7, Reuters dẫn các nguồn tin tiết lộ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thấy bực bội khi các hành động của ông chịu sự chỉ trích của các cố vấn trong Nhà Trắng và ông không được độc lập ra quyết định.

Người lạ ở Washington D.C.

Tillerson bị đánh giá là "quan chức ngoại giao đứng đầu với ít ảnh hưởng nhất trong những năm gần đây", ít theo là theo Rich Lowry, biên tập viên của chuyên san thiên hữu National Review. Ông tự cô lập Bộ Ngoại giao bằng việc cắt giảm ngân sách mạnh và phong cách làm việc khác biệt. Ông cũng không có nhiều bạn ở quốc hội hay giới hoạch định chính sách ngoại giao. Ông kín tiếng đến độ bị nghi ngờ ngay từ đầu.

Ở mặt khác, nhiều người đánh giá Tillerson là "phanh hãm" cho xu hướng của tổng thống liên tục phá vỡ các mối quan hệ quốc tế; ông cùng Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Chánh văn phòng Nhà Trắng John F. Kelly làm nên "bộ ba chững chạc" của chính quyền. Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Quốc hội, gọi Tillerson là người đứng giữa nước Mỹ và "những hỗn mang".

New York Times nhận định những ngoại trưởng thành công nhất trong lịch sử Mỹ là những người có quan hệ mật thiết với tổng thống, như Dean Acheson với Harry Truman, Henry A. Kissinger dưới thời Richard M. Nixon và Gerald R. Ford. Condoleezza Rice đã gần gũi với Bush "con" đến độ bà được xem là thành viên quyền lực nhất chính quyền trong nhiệm kỳ thứ 2 của Bush.

Trong khi đó, Tillerson không những không thân thiết với tổng thống, ông còn xa lạ với Washington D.C.

Trong cuộc họp báo hôm 4/10, ngoại trưởng Mỹ bày tỏ sự khó chịu với cách thức hoạt động ở thủ đô, đặc biệt là về thông tin cho rằng ông gọi Trump là "kẻ ngốc". "Đó là thứ tôi không hiểu về Washington. Tôi không đến từ nơi này. Từ nơi của tôi, người ta không quan tâm đến mấy chuyện lặt vặt này. Nó chẳng để làm gì cả trừ việc chia rẽ mọi người", ngoại trưởng nó.

Trong công việc trước kia của ông Tillerson tại Exxon Mobil, công ty dầu khí lớn nhất thế giới, ông là một người lãnh đạo với quyền lực không bị ai thách thức, người ra những mệnh lệnh không thể bị từ chối và không cần ra mặt trước công chúng nếu ông không muốn. Đến Washington D.C., ông trở thành ngoại trưởng đầu tiên trong lịch sử Mỹ không có kinh nghiệm trong chính quyền, chính trị hay giới quân sự và còn làm việc với một tổng thống cũng "kém truyền thống" không kém.

Tổng thống Trump bác tin Ngoại trưởng Tillerson định từ chức

Tổng thống Trump ngày 4/10 lên tiếng bày tỏ sự tin tưởng vào ngoại trưởng giữa lúc truyền thông loan tin ông Tillerson đang cân nhắc việc rời khỏi chính quyền.

Tillerson: Người Mỹ có thể 'kê gối ngủ ngon' về vấn đề Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cố gắng hạ nhiệt cuộc khủng hoảng ngoại giao với Triều Tiên, nói rằng không có mối đe dọa nào, người Mỹ có thể "ngủ ngon" trước cảnh báo từ Bình Nhưỡng.

Phương Thảo

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm