Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

95% chúng ta đang rửa tay sai cách

Nghiên cứu của Đại học Michigan chỉ ra 95% chúng ta đang rửa tay sai cách, chỉ có 5% là đúng phương pháp.

Trung bình mỗi người chạm tay lên mặt 15-23 lần mỗi giờ, nhưng hàng ngày chỉ rửa tay khoảng 10 lần. Điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn từ nơi làm việc, nhà ở hay những người mà bạn tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể bằng đường mũi và miệng.

cac buoc rua tay dung cach anh 1

Hầu hết chúng ta đang rửa tay sai phương pháp. Ảnh: Deseret News.

Để tránh bị ốm hoặc lây vi khuẩn cho người khác, đây là những cách giúp hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn. Trước hết là phương pháp rửa tay đúng cách:

  1. Bước 1: Xả nước sạch để làm ướt tay.
  2. Bước 2: Tắt vòi nước, chà xà phòng thật kỹ lên mu bàn tay, lòng bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.
  3. Bước 3: Chà xà phòng liên tục trong ít nhất 20 giây. Để đếm 20 giây, hãy hát bài "Happy Birthday" từ đầu đến cuối 2 lần.
  4. Bước 4: Rửa lại tay dưới vòi nước sạch.
  5. Bước 5: Lau tay bằng khăn sạch hoặc tự để khô. Có thể sử dụng khăn giấy sạch.

Nghe rất dễ nhưng có đến 95% người không chà xà phòng đủ 20 giây để tẩy hết vi khuẩn. Ngoài phương pháp rửa tay, đây là những mẹo để giữ sạch tay, tránh vi khuẩn xâm nhập cơ thể:

  • Cố gắng đừng chạm tay lên mặt để hạn chế khả năng vi khuẩn vào cơ thể qua mũi hoặc miệng.
  • Đôi khi nước không đủ nóng để diệt vi khuẩn nên theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, rửa tay bằng nước nóng hay nước lạnh không quan trọng.
  • Dung dịch rửa tay khô không hiệu quả bằng xà phòng và nước. Tuy nhiên trong trường hợp không có xà phòng, dung dịch rửa tay khô là giải pháp thay thế phù hợp.
  • Nếu sử dụng dung dịch rửa tay khô, đảm bảo nồng độ cồn của nó ít nhất là 60%. Khi sử dụng, chà dung dịch đều lên khắp bàn tay và ngón tay rồi để tự khô.
  • Nếu không có xà phòng lẫn dung dịch rửa, có thể dùng khăn giấy ướt để làm sạch tay. Mùa đông là thời điểm nên giữ khăn giấy ướt bên người.
  • Luôn rửa sạch tay trước khi dọn thức ăn hoặc vào bữa ăn, sơ cứu vết thương, chăm sóc người bệnh, gắn hoặc tháo kính áp tròng (lens).
  • Luôn rửa sạch tay sau khi dọn thức ăn, đi/dọn nhà vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật, gia súc hoặc chất thải, ho hoặc hắt hơi, sơ cứu vết thương, chăm sóc người bệnh, dọn rác, cho thú cưng ăn hoặc dọn "bãi" của thú cưng.
Những món đồ bảo vệ sức khỏe bạn trước ô nhiễm không khí ở Việt Nam Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình trước sự ô nhiễm ngày càng nặng nề của không khí, bạn có thể tham khảo một số món đồ sau đây.

Người trẻ có xu hướng đầu tư vào thiết bị công nghệ để bảo vệ sức khỏe

Chi tiêu thông minh và tiết kiệm hơn để lo cho cuộc sống tương lai, nhiều người trẻ giờ đây nhận ra sức khỏe là thứ đáng để chi tiền và bảo vệ nhất.

Vi khuẩn có mặt tại những nơi nào trong ngôi nhà?

Những khu vực sinh hoạt quen thuộc của gia đình lại là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, cần được vệ sinh đúng cách và định kỳ.

Phúc Thịnh

Theo Forbes

Bạn có thể quan tâm