Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghịch lý tại Afghanistan sau khi Taliban lên nắm quyền

Từ khi Taliban lên nắm quyền, dù phụ nữ Afghanistan đối mặt với hạn chế đi lại hà khắc, các tuyến đường trên cả nước lại trở nên an toàn hơn dưới sự kiểm soát của lực lượng này.

Mohammad Daud không đi thăm người thân trong khoảng 5 năm qua. Người đàn ông 32 tuổi - sinh sống ở thành phố Jalalabad, miền Đông Nam Afghanistan - tránh các chuyến đi đường dài tới khu vực nông thôn, bởi anh lo sợ bị trộm hoặc Taliban quấy rối, bắt cóc hoặc thậm chí giết chết trên đường đi.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, anh liên tục đến thăm, đi gặp gia đình, về quê hoặc đơn giản là đi chơi cùng bạn bè.

“Trước đó thì tôi không thể. Mọi người đều sợ bị bắt cóc. Nhưng giờ tôi có thể đi du lịch ở bất cứ đâu”, anh nói.

Cuộc chiến dài 20 năm ở Afghanistan kết thúc vào tháng 8/2021 khi Taliban chiếm được Kabul. Bạo lực trên các tuyến đường khắp cả nước giảm rõ rệt, vì lực lượng này - vốn từng đe dọa và gây nguy hiểm cho các khu vực - nay gần như không còn bị nhóm khác thách thức về mặt quân sự.

Trong bối cảnh đó, việc Taliban kiểm soát mạng lưới đường bộ trở thành một trong những cách quan trọng nhất để nhóm củng cố quyền lực, từ khẳng định quyền kiểm soát với thương mại và kinh tế đến củng cố tư tưởng hà khắc bằng cách hạn chế quyền tự do đi lại của phụ nữ.

Giao thông là "mạch máu" ở Afghanistan

“Những con đường và tuyến đường này luôn là trọng tâm” với quyền lực ở Afghanistan, Graeme Smith - cố vấn cấp cao của Crisis Group - cho biết. Ông nói thêm giao thông là “mạch máu của đất nước và là nền tảng cho cách Afghanistan nhìn nhận chính phủ”.

Ngoài việc cấm trẻ em gái đến trường và yêu cầu phụ nữ che kín nơi công cộng, Taliban ra lệnh phụ nữ ra ngoài phải đi cùng người thân là nam giới.

chinh sach cua taliban anh 1

Thành viên Taliban đứng gác tại một cây cầu ở Kabul, Afghanistan hôm 6/8. Ảnh: Reuters.

Một phụ nữ 21 tuổi sống ở Kabul đi một số lần ra ngoài thành phố một mình, hoặc đi cùng người thân là nữ giới sau khi Taliban tiếp quản. Tuy nhiên, cô nói mọi thứ ngày càng rắc rối khi thành viên Taliban liên tục thẩm vấn cô tại các trạm kiểm soát.

“Họ hỏi người thân nam giới của tôi đâu, thậm chí là người ‘sở hữu’ tôi đang ở đâu”, cô nói.

Trước đây, “an ninh không tốt, nhưng chúng tôi không sợ hãi về những gì chúng tôi nên mặc”, cô nói thêm. Giờ đây, việc đi du lịch trở nên "khó khăn và tồi tệ nếu phải đi một mình ở bất cứ đâu”, cô nói.

Để tránh bị soi mói khi di chuyển bằng xe buýt hoặc taxi chung, đôi khi cô mặc burqa (trang phục che kín từ trên xuống và chỉ hở lưới ở mắt) và nhờ một người đàn ông không quen biết đi cùng.

Afghanistan không giáp biển và thiếu các phương tiện di chuyển như đường sắt. Người dân gần như luôn sử dụng đường bộ.

Các thành phố như Kabul hay Herat là những điểm dừng chân quan trọng dọc theo các tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa cổ đại, tạo điều kiện thuận lợi cho truyền bá hàng hóa và tư tưởng, từ vàng và gia vị đến Phật giáo và Hồi giáo.

Lực lượng Hồi giáo ở miền Nam Afghanistan thành lập Taliban vào những năm 1990 nhằm một phần giành quyền kiểm soát các con đường từ các lãnh chúa. Lãnh chúa là những người dựng trạm kiểm soát tống tiền và hành hạ người dân địa phương.

Sau năm 2001, Taliban áp dụng chiến thuật tương tự, sử dụng các rào chắn tạm thời để đánh thuế xe tải và tấn công quan chức chính phủ, quân đội hoặc người nước ngoài đi du lịch.

Những tổ chức quốc tế ở Afghanistan cũng thường đưa thêm vấn đề đi lại này vào trong các cuộc đàm phán với những bên liên quan, với mục đích thiết lập tuyến đường an toàn cho gói hàng viện trợ lương thực và thuốc men.

“Việc đi lại ở mọi nơi đều rất nguy hiểm. Họ cần biết chúng tôi là đoàn xe chở thực phẩm cần được đi qua trạm kiểm soát chứ không phải là xe quân sự”, Philippe Kropf - người đứng đầu bộ phận truyền thông Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc tại Afghanistan - cho biết.

Từ tháng 1-5, Liên Hợp Quốc ghi nhận mức giảm gần 80% các vụ đụng độ vũ trang, nổ và sự cố an ninh khác, so với cùng thời điểm một năm trước đó.

Sau trận động đất kinh hoàng vào tháng 6, quan chức WFP thậm chí còn có thể di chuyển vào ban đêm để tăng tốc độ viện trợ. Đây là chuyện trước đây chưa từng có và cũng không thể tưởng tượng được trước đây.

Toan tính của Taliban

Tuy nhiên, tình hình một số khu vực khác, như tỉnh Panjshir ở phía bắc, vẫn bất ổn bởi cuộc nổi dậy chống Taliban.

Việc kiểm soát tuyến đường cũng là trọng tâm trong dự án kinh tế của Taliban. Kể từ khi lên nắm quyền, lực lượng này bắt đầu phá bỏ mạng lưới trạm kiểm soát của cảnh sát và quân đội nằm rải rác trên các tuyến đường cao tốc, thường được sử dụng để tống tiền thương nhân hay du khách.

chinh sach cua taliban anh 2

Một thành viên Taliban đứng gác tại trạm kiểm soát ở Kabul hôm 6/8. Ảnh: Reuters.

Nghiên cứu do Văn phòng Ngoại giao Vương quốc Anh tài trợ vào tháng trước ước tính những trạm kiểm soát này thu hối lộ khoảng 650 triệu USD/năm.

Việc dỡ bỏ mạng lưới này giúp Taliban dễ dàng buôn bán các mặt hàng sinh lợi như than đá, tăng thu nhập từ thuế cho chính quyền Taliban. Điều này cũng loại bỏ khả năng nhóm địa phương tích lũy tài sản và quyền lực độc lập thông qua buôn lậu, từ đó hạn chế việc các nhóm địa phương thách thức quyền lực của Taliban.

Đối với các thương nhân và tài xế xe tải, các trạm kiểm soát “tạo cảm giác không an toàn, không chỉ liên quan đến chi phí hối lộ mà còn khả năng xảy ra bạo lực”, David Mansfield - tác giả nghiên cứu - cho biết. “Hiện nay, có thông điệp nhất quán rằng những con đường này đã trở nên an toàn hơn”.

Tuy vậy, một trở ngại khác vẫn còn tồn tại: Cơ sở hạ tầng nghèo nàn của Afghanistan. Những người lái xe tải và cư dân địa phương phải tránh rất nhiều thứ khi di chuyển, từ ổ gà tới hố bom.

Taliban đã cam kết nâng cấp mạng lưới giao thông. Quan chức Esmatullah Burhan cho biết "nhiều con đường ở Afghanistan đã bị phá hủy. Đầu tiên, chúng ta cần thu tiền để xây dựng lại".

Tuy vậy, vẫn chưa rõ Taliban sẽ lấy nguồn tiền từ đâu.

"Những con đường là chìa khóa cho quá trình phục hưng nền kinh tế. Đây thực sự là vấn đề sống còn. Họ cần sửa những con đường này để xe tải có thể lăn bánh", ông Smith nói.

Taliban 2.0 tròn một năm cầm quyền với 'nắm đấm sắt'

Taliban đang kỷ niệm một năm kể từ khi lên nắm quyền trở lại ở Afghanistan vào ngày 15/8. Song năm đầu dưới sự thống trị bằng “nắm đấm sắt", tương lai đất nước ngày càng mờ mịt.

Nội bộ Taliban rạn nứt

Mệnh lệnh không cho phép nữ sinh trung học đến trường gây ra phản ứng trái chiều trong nội bộ Taliban. Dù vậy, lực lượng này sẽ không để bất đồng bùng phát thành mâu thuẫn lớn.

Ong Trump nhan tin vui hinh anh

Ông Trump nhận tin vui

0

Kế hoạch tuyên án ông Trump trong vụ án hình sự ở New York sẽ không diễn ra vào tuần tới như dự kiến vì các luật sư của ông thúc đẩy bãi bỏ truy tố sau chiến thắng bầu cử.

Phương Linh

Theo Financial Times

Bạn có thể quan tâm