Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghị sĩ Mỹ tố Trung Quốc thiếu thành thật về Biển Đông

Một số nghị sĩ Mỹ khẳng định Trung Quốc hành động trái ngược với cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây trái phép ở Biển Đông.

 An aerial photo taken May 11, 2015, from a Philippine military plane shows the alleged ongoing land reclamation by China in the Spratly Islands region of the South China Sea, west of Palawan, Philippines.
Ảnh chụp từ máy bay quân sự Philippines cho thấy hoạt động xây dựng trái phép do Trung Quốc thực hiện trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 11/5. Ảnh: Reuters

“Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nói Trung Quốc không có ý định quân sự hóa trên Biển Đông, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng họ đã thực hiện điều đó và các đảo nhân tạo được dùng vào mục đích dân sự cũng như quân sự”, VOA dẫn lời nghị sĩ Steve Chabot nói. Chabot đưa ra ý kiến trong buổi điều trần tại Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện về “lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á” ngày 2/12.

Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương, Matthew Salmon, nói: “Tôi nghĩ họ (Trung Quốc) đang giảo biện. Họ nói không có ý đồ xấu khi bồi lấp các đảo, nhưng hành động của họ cho thấy thực tế khác”.

Cũng trong buổi điều trần, Phó trợ lý ngoại trưởng Michael Fuchs cho hay, phần lớn các nước trong khu vực quan ngại về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ đang tìm kiếm sự đồng thuận trong khu vực nhằm đảm bảo không có hoạt động quân sự hóa các tiền đồn. Đó là mục tiêu của Washington.

Nghị sĩ Matthew Salmon của đảng Cộng hòa tin rằng Mỹ cần gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc. “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần liên tục cảnh giác, nhất quán trong lời nói và khẳng định chúng tôi không tha thứ (cho các hành động trái phép)”, ông nhấn mạnh.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Việc Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động bồi lấp và xây dựng trên đảo nhân tạo phi pháp khiến Mỹ và các nước châu Á - Thái Bình Dương quan ngại.

Chính quyền Barack Obama khẳng định Quốc hội sẽ làm việc tích cực để ngăn Trung Quốc quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, theo VOA.

Hồi cuối tháng 10, Washington điều tàu USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây trái phép ở Biển Đông. Máy bay quân sự Mỹ cũng thực hiện nhiều chuyến tuần tra thông lệ trên Biển Đông.

“Tôi nghĩ đây là động thái thích hợp của Mỹ để nhắc các bên rằng họ không thể tùy tiện hành động mà không sợ bị trừng phạt. Họ không được phép đe dọa các nước láng giềng. Mỹ sẵn sàng đối phó trước tình hình đó nếu cần”, nghị sĩ Gery Connelly nói.

Trong khi đó, các chuyên gia quốc tế nhận định Bắc Kinh sẽ phải "trả giá đắt" khi phủ nhận thẩm quyền của Tòa Trọng tài Thường trực và từ chối tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Họ cho rằng Bắc Kinh có thể phải chịu thêm áp lực về mặt pháp lý và ngoại giao nếu tòa ra phán quyết cuối cùng có lợi cho Manila.

Trung Quốc ngăn Nhật lên tiếng về Biển Đông

Tại cuộc gặp với giới chức Nhật Bản diễn ra ở Bắc Kinh hôm 4/12, Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc lớn tiếng cho rằng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phải “cẩn trọng” khi nói về vấn đề Biển Đông.

Khi đề cập tới hoạt động xây dựng trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông, ông Du ngang ngược nói, chúng được thực hiện “trên lãnh thổ của Trung Quốc” và là “điều bình thường”. Nhân vật quyền lực thứ 4 của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn yêu cầu Nhật “không phản ứng quá mức”.

Theo Nikkei Asian Review, trong cuộc họp kéo dài 40 phút, ông Du nói trước đoàn đại biểu Nhật Bản, đứng đầu là Sadakazu Tanigaki, Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do (NLD), rằng: “Trung Quốc và Nhật Bản phải cẩn trọng trong lời nói cũng như hành động, đồng thời duy trì các nguyên tắc không là mối đe dọa của nhau”.

Một nghị sĩ tham gia cuộc họp cho hay, ông Du cố tình làm ngơ khi phủ nhận các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc là mối đe dọa cho tự do hàng hải trong khu vực.

Trung Quốc sẽ 'phải trả giá đắt' cho vấn đề Biển Đông

Chuyên gia quốc tế nhận định, Bắc Kinh sẽ phải "trả cái giá rất lớn" khi phủ nhận thẩm quyền của Tòa Trọng tài Thường trực và từ chối tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng.

 

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm