Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Nghẹn ngào khi đọc hồi ức nữ phó chủ tịch UBND đầu tiên của TP.HCM

Tôi hoàn toàn bị hút vào các câu chuyện lịch sử có thật của một nhân vật quá đặc biệt, một số phận thật nghiệt ngã nhưng vô cùng phi thường.

Thường đi các hội sách quốc tế, tôi ít khi mang sách tiếng Việt đi để đọc. Nhưng trong chuyến đi Hội sách Quốc tế Kuala Lumpur lần thứ 40, được mời làm Đại sứ ASEAN Rights Fair Ambassador, tôi mang theo hai cuốn sách để đọc. Một trong hai cuốn đó là Cuộc đời của mẹ - Hồi ức Đỗ Duy Liên.

Cuốn sách này tôi được tặng ngay sau khi kết thúc chuyến đi Singapore và Srilanka về và đọc xong một lần. Tôi muốn mang theo để những lúc rảnh, không có lịch diễn thuyết, tiếp khách, đọc để ngấm hơn, để cảm nhận sâu hơn.

Cuoc doi cua me anh 1

Sách Cuộc đời của mẹ. Ảnh: NXB Trẻ.

Cuốn sách gồm có 4 phần là: Cuộc đời của mẹ; Mẹ viết cho ba; Các con nhớ về mẹ; Trong tình thương của đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, các con gia đình liệt sĩ; phụ lục ảnh. Cấu trúc rất rõ ràng dễ đọc và tìm hiểu.

Phải nói thật rằng lần đầu tiên đọc sách Cuộc đời của mẹ khi còn ở Việt Nam, tôi đã đọc một mạch từ đầu đến cuối. Tôi hoàn toàn bị hút vào các câu chuyện lịch sử có thật của một nhân vật quá đặc biệt, một số phận thật nghiệt ngã nhưng vô cùng phi thường. Tôi đọc mà nhiều khi nước mắt cứ chảy ra. Rất lạ. Không biết có phải do các câu chuyện chạm được vào trái tim tôi hay không.

Lần thứ hai, khi nằm nghỉ ở khách sạn SeriPacific ngay sát Trung tâm Thương mại Quốc tế Kuala Lumpur, nơi diễn ra hội sách của nước chủ nhà Malaysia tôi lại chọn đọc phần 3 trước ”Các con nhớ về mẹ”. Tôi cũng không rõ nguyên nhân nào nữa nhưng có lẽ tôi thương cho những “đứa con” này một thì tôi xót xa và khâm phục bà mẹ này mười. Tôi đọc trong xúc động lạ thường. Sau khi đọc xong phần 3 tôi mới đọc 3 phần còn lại.

Lần thứ 3 khi đọc “Cuộc đời của mẹ” tôi lại chọn đọc phần 4 đầu tiên, tức là đọc ngược từ dưới lên. Có lẽ để cảm nhận tình cảm của đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và các con gia đình liệt sĩ. Đọc và càng thấy sự vĩ đại của một người phụ nữ nhỏ bé, giản dị nhưng có tâm to lớn vô cùng, có dạ gan kiên vô cùng.

Cuoc doi cua me anh 2

TS Nguyễn Mạnh Hùng đọc Cuộc đời của mẹ tại nhà ga Kuala Lumpur.

Má Liên đi hoạt động cách mạng rất tình cờ. Tôi đọc đi đọc lại và cứ nghĩ: nếu không có sự tình cờ ấy thì sao nhỉ? Nếu vậy thì làm gì có một nữ cán bộ cách mạng kiên cường, gan dạ, bất khuất, thông minh, mưu trí, có công lớn như má Liên sau này.

Nếu không có sự tình cờ ấy thì làm sao sau này có một cán bộ phụ nữ, một lãnh đạo hội Phụ nữ tuyệt vời đến vậy, làm sao có tổng biên tập của các tờ báo rất có uy tín sau này, trong đó có báo Phụ nữ Sài Gòn, tiền thân của báo Phụ nữ TP.HCM ngày nay. Nếu không có sự tình cờ ấy thì ai sẽ là người đứng đầu ngành thương binh và xã hội TP.HCM ngay những năm 1975-1983, và sẽ không có nữ phó chủ tịch TP.HCM đầu tiên có tên Đỗ Duy Liên.

Tôi đọc và liên tục giật mình về sự dũng cảm của má Liên. Tôi đọc và thót mình về những sự cố, những bước ngoặt, nhất là những lần má bị bắt đi tù. Tôi đọc và xúc động về những hoạt động quá mạnh tại nhà tù của má và các đồng chí trong những điều kiện phải nói là không thể tồi tệ hơn. Tôi tự hỏi, là một người phụ nữ nhỏ bé thế, má lấy đâu ra sức mà chiến đấu mà làm trăm công nghìn việc.

Bốn lần bị bắt. Những năm tháng ở trong tù. Những đòn tra tấn dã man. Những năm tháng hoạt động căng thẳng. Càng đọc lại tôi càng thấy khâm phục và thấy mình quá nhỏ bé trước má. Má Liên quả thật là một tấm gương sáng của lòng trung thành, tận tụy, tận tâm, tận lực, hết mình vì dân vì nước. Má đã làm hơn sức má, hơn nhiều lần sức của mình.

Ngồi tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, tôi mở sách ra đọc về cuộc đời má Liên sau khi má nghỉ hưu. Đây vẫn là giai đoạn của sự cống hiến hết mình, phụng sự không mệt mỏi. Má Liên tham gia ban vận động thành lập và Ban chấp hành hội bảo trợ bệnh viện miễn phí (sau này là Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM). Má Liên tham gia ban vận động thành lập Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi TP.HCM, rồi làm cố vấn, thành viên danh dự.

Tôi cứ đọc và cứ suy ngẫm về cuộc đời của má. Tôi càng đọc càng thấy sự vĩ đại, thật sự vĩ đại của má và tự nhiên có thêm động lực để làm thêm nhiều việc nữa có ích cho đời. Quả thật, ngẫm lại thấy mình quá nhỏ bé trước má Liên. Phải đứng lên, phải chạy, để làm thật nhiều việc thiện lành.

Bài viết của TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty Sách Thái Hà.

Những giọt nước mắt nhớ về nữ phó chủ tịch đầu tiên của TP.HCM

"Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ" là câu chuyện về cuộc đời của nữ Phó chủ tịch đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh sau 1975, với tên gọi thân thương là cô Tư, má Tư.

Nữ Phó chủ tịch UBND đầu tiên của TP.HCM sau năm 1975

Sách “Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ” là câu chuyện về cuộc đời của bà Đỗ Duy Liên, nữ Phó chủ tịch UBND đầu tiên của TP.HCM sau ngày đất nước giải phóng (30/4/1975).

Nhung nguoi dan ba yeu cai dep hinh anh

Những người đàn bà yêu cái đẹp

0

“Những người gánh sông trăng” (NXB Hội Nhà văn) vừa ra mắt đã tạo sự chú ý. Nhiều người bảo thơ không có độc giả, nhưng tác phẩm này dù mới in 1000 cuốn, vậy mà trong một ngày đã lập tức bán hết một nửa.

Thau hieu con gian hinh anh

Thấu hiểu cơn giận

0

Chúng ta thường cho rằng tức giận là một cách giải tỏa cảm xúc, để ta lấy lại cân bằng mỗi khi gặp điều không vừa ý. Và khi chưa thể thấu hiểu cơn giận, thì chúng ta chưa thể chuyển hóa được nó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Bạn có thể quan tâm