Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghề làm tượng ông Công, ông Táo bằng đất sét

Các nghệ nhân phải nhào đất sét, in, phơi, nung... để có được tượng ông Công, ông Táo phục vụ người tiêu dùng.

Lam tuong ong Tao anh 1

Mỗi độ Tết đến, người dân làng Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lại tất bật làm tượng ông Công, ông Táo để phục vụ người dân cúng lễ cuối năm.

Lam tuong ong Tao anh 2

Làng nghề truyền thống Địa Linh còn lại 4 gia đình là anh em ruột còn lưu giữ nghề làm tượng ông Táo bằng phương pháp thủ công. Sản phẩm của họ cung cấp cho thị trường Huế và nhiều địa phương trong cả nước.

Lam tuong ong Tao anh 3

Bà Hoàng Thị Lượng (54 tuổi, một thợ thủ công lâu năm) cho hay nghề làm tượng ông Táo quá vất vả nhưng thủ nhập không được bao nhiêu. "Trước đây, làng Địa Linh có nhiều gia đình làm nghề này nhưng hiện tại chỉ còn 4 gia đình còn trụ lại với nghề", bà Lượng tâm sự.

Lam tuong ong Tao anh 4

Sau công đoạn nhồi đất sét, các nghệ nhân sẽ cho đất vào khuôn để in ra các bức tượng. Sau đó, tượng được phơi nắng cho sản phẩm khô ráo, không hư hỏng, méo mó.

Lam tuong ong Tao anh 5

Theo các nghệ nhân, giai đoạn quan trọng nhất quyết định sản phẩm đẹp, hoàn chỉnh là nung tượng. Mỗi lần nung, trong lò có khoảng 2.000-3.000 tượng được xếp chồng lên nhau.

Lam tuong ong Tao anh 6

Theo nghệ nhân Võ Văn Nhựt, giai đoạn nung tượng rất quan trọng. Việc bỏ trấu vào lò thường xuyên sẽ giúp tượng được chín đều. "Chúng tôi phải thay phiên nhau canh lò nung tượng để giữ lửa được cháy đều. Một sản phẩm đẹp hay không thì quan trọng nhất là giai đoạn này", ông Nhựt chia sẻ.

Lam tuong ong Tao anh 7

Tượng ông Công, ông Táo có 2 loại là tượng sơn mài và tượng vẽ. Trong đó, tượng vẽ đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ trong việc sơn màu, rắc kim tuyến cho tượng.

Lam tuong ong Tao anh 8

Theo các nghệ nhân, giá thành tượng ông Công, ông Táo dao động từ 1.500 đến 7.000 đồng/tượng. Sản phẩm sau khi ra lò được các thương nhân về mua để phân phối đi nhiều tỉnh thành trước ngày 23 tháng chạp.

Lam tuong ong Tao anh 9

Chị Nguyễn Thị Hòa (38 tuổi) cho biết mỗi dịp Tết đến, gia đình chị thường làm gần 40.000 tượng ông Công, ông Táo để bán ra thị trường. Tuy nhiên, năm nay thời tiết mưa lũ nhiều nên số lượng tượng làm ra không được như mọi năm.

Lam tuong ong Tao anh 10

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam, Táo quân được xem là vị thần cai quản việc bếp núc và luôn được thờ ở gian bếp mỗi gia đình. Vào ngày 23 tháng chạp (âm lịch) hàng năm, người dân sẽ đưa ông Công, ông Táo về trời.

Lam tuong ong Tao anh 11

Tượng ông Công, ông Táo khi thành phẩm.

Một huyện từ chối bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán

Do vừa xảy ra thảm họa thiên tai, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) sẽ không tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2021.

Điền Quang

Bạn có thể quan tâm