Đường đi của bão Trà Mi, chiều 23/10. Ảnh: TTXVN. |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Trà Mi có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam và đi vào Biển Đông.
Hồi 13 giờ ngày 23/10, bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/h.
Đến 13 giờ ngày 24/10, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20 km/h, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông và đi vào Biển Đông. Sức gió mạnh nhất của bão cấp 9, giật cấp 11. Khu vực chịu ảnh hưởng là phía Đông khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 13 giờ ngày 25/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15 km/h, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách khu vực Hoàng Sa 640km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 12. Khu vực chịu ảnh hưởng là phía Đông khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 13 giờ ngày 26/10, bão di chuyển theo phía Tây với tốc độ 15-20 km/h, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15. Khu vực chịu ảnh hưởng là khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Từ 72-120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, sau có khả năng đổi hướng Nam Tây Nam và di chuyển chậm lại.
Do tác động của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7.
Từ gần sáng 24/10, gió tăng lên cấp 8 (62-74 km/h), vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10 (75-102 km/h), giật cấp 12, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m, biển động rất mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.