Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tên bão Trà Mi (Trami) do ai đặt, có ý nghĩa gì?

Cơn bão sắp vào Biển Đông có tên quốc tế Trami. Tên bão Trà Mi là một trong nhiều tên bão khác do Việt Nam đề xuất đặt tên cho các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.

bao Tra Mi anh 1

Bão Trà Mi 2024 sắp vào Biển Đông. Ảnh: Windy.

Cách đặt tên bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương

Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 đến 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, người ta đã đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.

Từ năm 1945, các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) chính thức được đặt tên theo tên phụ nữ; đến năm 1979 thì bắt đầu sử dụng cả tên của nam giới.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban bão của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đề xuất. Mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Danh sách tên bão mới phần lớn là tên các loài hoa, chim, cây cỏ, động vật và thậm chí là tên các món ăn. Có thể kể tới một số tên bão như: Yagi (con dê); Damrey (con voi); Pulasan (một loại trái cây ở Malaysia); Krathon (một loại trái cây ở Thái Lan);...

Một số tên bão khác là tên nhân vật nổi tiếng ở các nước: Wukong (Ngộ Không); Prapiroon (thần mưa ở Thái Lan); Son-Tinh (thần núi ở Việt Nam)...

Các cơn bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương được WMO ủy quyền cho Trung tâm Báo bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Trung tâm Bão Nhiệt đới Tokyo - Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sẽ lần lượt dùng những tên trong ngân hàng 140 tên trên để đặt cho các cơn bão trong khu vực.

Mỗi năm, khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có sự xuất hiện của từ 20-23 cơn bão, trong khi chỉ có 140 tên bão, do đó cứ sau trung bình mỗi 6 năm, tên bão sẽ phải lặp lại một lần.

Ví dụ, tên bão Trà Mi từng được đặt cho các cơn bão xuất hiện năm 2018, 2013 và 2006.

Danh sách tên bão do Việt Nam đề xuất

Mỗi năm, các ủy viên của WMO sẽ họp một lần để cập nhật bảng tên bão. Thông thường, một quốc gia có thể đề nghị rút một tên bão, nếu cơn bão đó gây thiệt hại quá tàn khốc và có thể gợi lại ký ức đau thương cho người dân.

Hiện tại (10/2024), danh sách tên bão do Việt Nam đề xuất, được sử dụng đặt tên bão quốc tế gồm 10 tên: SonTinh (Sơn Tinh), CoMay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), LucBinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), BangLang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La).

Tên bão Trà Mi được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản chọn theo thứ tự lần lượt của cột một trong bảng tên bão dưới đây.

bao Tra Mi anh 2

Danh sách tên bão do các nước đề xuất.

Trà Mi là tên một loài hoa. Hoa trà mi còn có tên gọi khác là hoa sơn trà, hoa có tên khoa học là Camellia Japonica, thuộc chi chè. Hoa có nguồn gốc từ vùng Đông Á.

Hoa trà mi có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, hồng... Dịp Tết Nguyên đán, các gia đình Việt Nam có thú chơi cây trà mi do hoa nhiều, rực rỡ, tươi lâu.

Bão Trà Mi tiến nhanh vào Biển Đông, cực đại có thể giật cấp 15

Cường độ bão Trà Mi (bão Trami) tiếp tục tăng cấp và khoảng chiều tối mai sẽ đi vào Biển Đông. Dự báo, cường độ bão đạt cực đại cấp 12, giật cấp 15 khi tiến về quần đảo Hoàng Sa.

Bão Trà Mi tăng cấp, không khí lạnh tràn về Bắc Bộ

Dự báo thời tiết 23/10, bão Trà Mi hoạt động gần Biển Đông đã mạnh lên cấp 10, giật cấp 12 và sẽ tiếp tục tăng cường độ.

Các tỉnh từ Quảng Ninh - Bình Thuận chủ động ứng phó với bão Trà Mi

Để chủ động ứng phó với bão Trà Mi khi vào Biển Đông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ ngành và các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận.

Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.

https://vietnamnet.vn/ten-bao-tra-mi-do-ai-dat-co-y-nghia-gi-2334692.html

Lý Đào/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm