Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng Trung Quốc lo ngại các lệnh trừng phạt Triều Tiên của Mỹ

Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang dần rút tiền khỏi CHDCND Triều Tiên.

Điều này không mấy đặc biệt với người hàng xóm rắc rối của họ. Nó xuất phát từ nỗi lo sợ về những phản ứng của Mỹ.

Ngan hangTrung Quoc rut tien khoi trieu tien anh 1
Các ngân hàng Trung Quốc được chỉ thị không mở tài khoản mới cho công dân và doanh nghiệp Triều Tiên. Ảnh: BBC.

Các chi nhánh ngân hàng gần biên giới Triều Tiên đã nói với BBC rằng họ đã được chỉ thị không mở bất kỳ tài khoản mới nào cho công dân và doanh nghiệp của CHDCND Triều Tiên.

Điều này không phải là một phần của bất kỳ chế tài xử phạt của Liên Hợp Quốc.

Đó là một nỗ lực nhằm tiếp tục thúc đẩy các biện pháp của Mỹ nhằm vào các ngân hàng Trung Quốc bị buộc tội hợp tác kinh tế với Triều Tiên.

Khác với Liên Hợp Quốc, Bộ Tài chính Mỹ có chế độ xử phạt riêng với những công ty nằm trong danh sách đen và những người được cho là đã giúp Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân.

Một khi một người hay một công ty được đưa vào danh sách bị cấm của Mỹ, các công ty Mỹ (thậm chí cả nước ngoài) có thể phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc của Mỹ vì có các giao dịch với Triều Tiên.

Cầu nối

Các tổ chức tài chính của Trung Quốc đã bị buộc tội rửa tiền nhờ đó CHDCND Triều Tiên có thể tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và phát triển đầu đạn hạt nhân.

Chính quyền Bình Nhưỡng được cho là sử dụng các công ty của mình để chuyển tiền ra ngoài thông qua các ngân hàng Trung Quốc.

Bài toán 'con ông cháu cha' ở đế chế bán lẻ Thái Lan

"Công ty đang phát triển nhanh hơn con cháu chúng tôi. Để tiếp tục phát triển, chúng ta cần tới người ngoài để hỗ trợ tập đoàn”, người lãnh đạo của gia tộc Chirathivat chia sẻ.

Vì lý do này, các quan chức tại Washington DC đã đe dọa đưa các ngân hàng lớn của Trung Quốc vào danh sách đen: các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại những tổ chức lớn này có thể gây ra những cú sốc kinh tế toàn cầu.

Do vậy, Mỹ đã đưa ra một cảnh báo. Trong những tháng gần đây, Ngân hàng Đan Đông đã bị đưa vào danh sách đen. Theo đó, người Mỹ được yêu cầu không được giao dịch với ngân hàng này.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết: "Ngân hàng Đan Đông đóng vai trò như cầu nối cho Triều Tiên để tiếp cận với Mỹ và hệ thống tài chính quốc tế, trong đó có cả việc hỗ trợ hàng triệu đôla cho các công ty tham gia vào Các chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên".

Lệnh của ngân hàng trung ương

Các ngân hàng lớn của Trung Quốc không thể đối mặt với những động thái tương tự.

Nhân viên từ ít nhất bảy chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã xác nhận với BBC rằng các tài khoản ngân hàng mới tại Triều Tiên sẽ không được mở.

Họ cho biết quá trình này đã bắt đầu từ vài tháng trước.

Một nhân viên ngân hàng của ICBC nói rằng điều này bắt nguồn từ một lệnh của ngân hàng trung ương nước này. Trong khi đó, PBOC không trả lời về việc này, dù đã liên lạc qua điện thoại và fax.

Túi tiền

Tại Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, nhân viên Ngân hàng Trung Quốc cho hay, "tất cả hoạt động của ngân hàng liên quan đến Triều Tiên đều bị đình trệ vì đây là quốc gia bị trừng phạt".

Đương nhiên sẽ có nhiều cách giải quyết xung quanh việc này.

Những gì quan chức Triều Tiên cần làm là mang một túi tiền qua sông Tumen, tìm một công dân Trung Quốc làm người trung gian, mở một tài khoản thay họ.

Việc các tài khoản hiện tại vẫn có thể được sử dụng hay có khả năng bị buộc phải đóng lại chưa rõ ràng.

Cắt bỏ

Trung Quốc dường như khá quan tâm đến những sự đe dọa của Hoa Kỳ.

Khi BBC hỏi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Geng Shuang về việc khóa các tài khoản ngân hàng của Triều Tiên, ông nói: "Tôi không biết chi tiết nhưng chúng tôi phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương, đặc biệt là việc áp dụng cơ chế thẩm quyền dài hạn theo luật pháp của đất nước".

Trung Quốc có thể phản đối Mỹ gây áp lực thế nhưng thà chấp nhận cắt giảm khách hàng Triều Tiên còn hơn là phải đối mặt với bất ổn kinh tế trong và ngoài nước.

Theo chính phủ Mỹ, thương mại hàng hoá và dịch vụ của Mỹ với Trung Quốc năm ngoái đã đạt 648,2 tỷ đôla.

Chính các ngân hàng lớn của Trung Quốc góp phần làm cho việc giao thương này thuận lợi hơn. Vì vậy, không thể tưởng rằng Washington muốn gây nguy hiểm cho nó.

Tuy nhiên, theo BBC, thiếu một biện pháp trừng phạt toàn diện cũng có thể có ít hơn các biện pháp có hiệu lực.

Vả lại, ngay cả những sự công khai tồi tệ của bất kỳ vụ bê bối liên quan đến các tổ chức tài chính lớn không phải là điều Trung Quốc hoan nghênh.

Vì vậy, hãng tin này nhận định, Bắc Kinh sẽ từ bỏ hàng triệu đôla từ Bắc Triều Tiên thay vì đánh mất hàng trăm tỷ từ Mỹ.

Bitcoin mất giá vì thông tin Trung Quốc yêu cầu đóng sàn Đồng tiền thuật toán nổi tiếng đã mất 7% giá trị ngay sau thông tin cơ quan chức năng Trung Quốc muốn đóng cửa toàn bộ các sàn giao dịch tiền thuật toán tại nước này.

Thị trường bất ổn, người giàu vẫn ngày càng giàu lên

Chỉ 4% gia đình những người giàu nhất trên thế giới bị thất thoát tài sản trong năm 2016 nhờ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các giao dịch cổ phiếu, theo The Guardian.


Anh Vân

Theo BBC

Bạn có thể quan tâm