Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hành

Đây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5.

Phát biểu tại hội nghị, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM - kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 5 này để tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi vay về 7-8%/năm.

Bà nhấn mạnh với lãi suất cho vay quanh 10%/năm, doanh nghiệp khó có thể phục hồi.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí lắp ráp Khuôn Việt cũng bày tỏ mong muốn NHNN, Chính phủ và các bộ ngành cùng doanh nghiệp vượt qua "cơn bão" hiện nay bằng cách giảm lãi vay, giảm thuế VAT, giãn nợ... để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại.

NHNN,  nguyen thi hong,  thong doc anh 1

NHNN và UBND TP.HCM tổ chức hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” chiều 11/5. Ảnh: NHNN.

Ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất cho vay

Chia sẻ với các khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho hay ngân hàng quốc doanh này cũng đã nỗ lực duy trì mặt bằng lãi suất thấp, đồng thời miễn và giảm một số loại phí.

Tuy nhiên, ông cho rằng phải nhìn nhận khách quan để thấy lãi suất không thể hỗ trợ hoàn toàn cho nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu và các doanh nghiệp cũng đang gặp vướng mắc về pháp lý, quy định phòng cháy chữa cháy...

Ông kỳ vọng các doanh nghiệp chia sẻ với ngành ngân hàng, bởi khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất, thì NHNN vẫn hạ lãi suất điều hành và chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, bên cạnh các chính sách hỗ trợ khác.

Ông cho biết 4 ngân hàng quốc doanh trong các tháng tới sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất. Riêng Vietcombank sẽ tập trung dư nợ cho các lĩnh vực, dự án trọng điểm thông qua tài trợ độc lập hoặc đầu mối thu xếp nguồn vốn.

Bà Nguyễn Tô Phương Thảo, Giám đốc Chi nhánh Đông Sài Gòn - Ngân hàng MB cũng cho biết đã chủ động giảm 0,5-1,5%/năm lãi suất cho từng khách vay cụ thể thời gian qua. Với khoản vay mới cũng có các gói ưu đãi lãi suất, đơn cử lãi vay với hộ kinh doanh là 8,5%/năm hay lãi vay ngắn hạn cho doanh nghiệp chỉ 7%/năm.

NHNN sẽ đánh giá các điều kiện để giảm lãi suất điều hành

Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ ngành ngân hàng rất mong muốn giải quyết tất cả kiến nghị từ doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, bà cũng mong nhận được sự chia sẻ và thấu hiểu, bởi các chính sách từ phía NHNN có tính đặc thù, phải đảm bảo cùng lúc nhiều mục tiêu như vừa giảm lãi suất, vừa mở rộng lãi suất, vừa phải ổn định tỷ giá, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng...

Các ngân hàng thương mại cũng là những doanh nghiệp đặc thù, cần có các giới hạn, quy định trong hoạt động để hạn chế rủi ro dây chuyền cho toàn hệ thống và các bên liên quan.

NHNN,  nguyen thi hong,  thong doc anh 2

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ với các doanh nghiệp, hiệp hội và lãnh đạo các tỉnh Đông Nam Bộ. Ảnh: NHNN.

Dù vậy, Thống đốc nhấn mạnh NHNN không có chủ trương thắt chặt tín dụng. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục nỗ lực trong điều hành lãi suất.

"Trong bối cảnh Fed tăng lãi suất chậm lại, thanh khoản cải thiện, NHNN sẽ cân nhắc, đánh giá các điều kiện, nếu được sẽ giảm lãi suất điều hành. NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới", Thống đốc NHNN nói.

Dĩ nhiên, bà cũng lưu ý tổ chức tín dụng nào có tình hình tài chính tốt mới có thể giảm mạnh lãi suất, nếu không chỉ có thể giảm thấp hoặc chưa thể giảm ngay. Bà kêu gọi các ngân hàng trong phạm vi và khả năng cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn và chia sẻ với doanh nghiệp, người dân.

Cũng tại hội nghị, bà đánh giá một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm thời gian qua là hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn. Do đó, bên cạnh chính sách tiền tệ, tài khóa, bà kiến nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Mặt khác, bà cũng dẫn lại nhận xét của các chuyên gia quốc tế rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Điều này gây khó khăn, dễ dẫn đến hiệu ứng domino cho cả ngành ngân hàng. Do đó, bà cho rằng cần tiếp tục phát triển thị trường vốn, trong đó có thị trường trái phiếu, khi đó các ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Doanh nghiệp ngại vay vốn

Lãnh đạo các tỉnh Đông Nam Bộ cho hay tăng trưởng tín dụng và mức độ tiếp cận gói ưu đãi lãi suất ở mức thấp do doanh nghiệp e ngại các cơ chế, thủ tục của cơ quan chức năng.

NHNN TP.HCM: Sẽ giảm lãi suất và giãn nợ cho doanh nghiệp

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM yêu cầu các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cùng hợp tác, đặc biệt 4 ngân hàng quốc doanh tiếp tục hỗ trợ lãi suất.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm