Không chỉ là giỏ quà Tết, bánh kẹo, đồ khô mua từ sàn TMĐT hay Facebook như mọi năm, Tết này, nhiều bà nội trợ có thể ngồi nhà mà vẫn mua được nhiều mặt hàng tươi sống tại chợ cũ, sạp quen nhờ đi chợ trên app.
Trăm cái tiện khi chợ truyền thống lên app
Cứ 5h chiều là chị Thanh Huyền (Ba Đình, Hà Nội) lại nhấc điện thoại bấm bấm chọn chọn. 30-45 phút sau, chị xuống cổng cơ quan nhận các túi rau, thịt tươi sống do shipper giao đến. Đây chính là mẹo chị được đồng nghiệp mách nhỏ để chu toàn việc nước, việc nhà. Tết năm nay, chị dự định áp dụng cách đi chợ online này để có thêm thời gian dọn dẹp, chăm chút nhà cửa.
Chị Huyền chia sẻ: “Tết nào ra chợ cũng nườm nượp người đi sắm sanh. Năm nay tôi quyết ở nhà đi chợ qua app cho thảnh thơi. Chỉ cần mở app chọn các đồ cần mua, rà lại một lượt rồi bấm đặt là có rau tươi, thịt ngon của sạp yêu thích giao đến tận nhà".
Chị cho biết, hiện có ứng dụng còn cho phép đặt đơn từ nhiều sạp trong một chợ. Chỉ với một lần đặt hàng, chị đã có đủ nguyên liệu nấu nướng.
Đi chợ online giải quyết vấn đề eo hẹp thời gian cho chị em công sở. |
Thực tế, đi chợ online không phải dịch vụ mới. Từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, dịch vụ đi chợ hộ đã nở rộ nhưng chỉ mới áp dụng tại siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Việc GrabMart gần đây “lấn sân” sang chợ truyền thống không chỉ giúp đa dạng lựa chọn cho người mua, mà còn mở rộng tệp khách hàng sang nhóm trung niên và lớn tuổi, thay vì chỉ gói gọn trong nhóm người trẻ sành công nghệ.
Có thể kể đến trường hợp của bác Thanh Hoa (phố Nguyên Hồng, Hà Nội). Hơn 60 năm sống gần chợ Thành Công, bác khó bỏ được thói quen sáng sáng xách làn ra chợ, vì "ăn đồ tươi hàng quen thành nếp khó bỏ rồi". Nhưng dạo gần đây xương khớp đau yếu, tần suất đi chợ cũng giảm dần cho đến khi bác biết hàng thịt, sạp rau "tủ" của mình đã có trên GrabMart. Nhờ con hướng dẫn, giờ bác đã thành thạo đi chợ online và “không cần ra tận chợ vẫn có rau tươi, thịt ngon của sạp quen".
"4.0 rồi, phải theo khách thôi!"
Đó là chia sẻ của chị Thúy, chủ kios rau 18 năm tại chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội). Trong suy nghĩ của chị, thời đại 4.0 ai cũng chạy theo công nghệ nên chị quyết định đưa sạp rau của mình lên app với niềm tin khách sẽ thích mô hình mua bán mới này. “Bản thân tôi lúc bận rộn cũng thích mua hàng online, nên tôi thấy dịch vụ đi chợ hộ rất có tương lai”, tiểu thương này nhìn nhận.
Bởi vậy, dù mấy hôm nay thấy hàng tiêu thụ chậm hơn đôi chút do ảnh hưởng của dịch bệnh, chị Thúy vẫn tự tin nhập số lượng lớn để phục vụ người dân sắm Tết, vì “giờ coi như mình đã mở rộng chi nhánh lên mạng rồi”.
Chị Thuý đang xử lý một đơn hàng online. |
Theo một khảo sát vào tháng 7/2020 của Nielsen, 63% người được hỏi cho biết sẽ tiếp tục mua sắm online thường xuyên hơn sau dịch. Con số trên phần nào cho thấy người tiêu dùng đang nhìn nhận tích cực về mua sắm online nói chung và dịch vụ đi chợ hộ nói riêng. Vì thế, “theo khách” - như cách nói của chị Thúy - chính là số hóa sạp hàng để bắp nhịp xu thế tiêu dùng hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách mua. Đặc biệt trong bối cảnh Tết đang cận kề, dịch vụ này sẽ góp phần giải quyết nỗi lo chen lấn và chờ đợi thanh toán của người mua, tăng thêm đơn hàng cho người bán, đồng thời tạo thêm thu nhập cho shipper.
Kinh doanh tại chợ Thành Công 20 năm nay, cô Minh Thi chưa từng nghĩ sẽ có ngày sạp thịt của mình được số hóa. “Lên sàn” gần một tháng nay và nhận về nhiều tín hiệu khả quan, cô tin tưởng lượng hàng bán ra dịp Tết này sẽ tăng gấp đôi ngày thường.
Cả chợ Thành Công hiện có hơn 80 tiểu thương tham gia mở sạp hàng trên GrabMart. Dạo một vòng chợ, dễ nhận thấy các tấm biển xanh mới treo, trên đó đề rõ tên sạp và mặt hàng được bán. Đại diện Grab khẳng định tiểu thương chỉ có độ ỳ nhất định chứ không ngại thử cái mới. Thực tế, họ có thể chuyển đổi và thích ứng rất nhanh, giống như cách cô Thi, chị Thúy và hơn 80 tiểu thương khác tại khu chợ này đang làm.
Cô Thi chuẩn bị một đơn hàng online cho khách. |
Cùng với sự biến chuyển của đời sống, thói quen mua sắm Tết của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Để tránh cảnh đông đúc, họ không chờ cận Tết mới ra chợ bởi việc mua sắm đã tiện hơn nhờ dịch vụ đi chợ hộ. Tết năm nay, chợ có thể vãn khách hơn nhưng doanh số sạp hàng của cô Thi, chị Thúy và hàng nghìn tiểu thương đã “lên sàn” Grab vẫn hứa hẹn tăng trưởng nhờ có thêm nguồn khách từ ứng dụng này.
Nhập mã khuyến mại SAMTET để được miễn phí giao hàng với giá trị tối đa 22.000 đồng cho tất cả đơn hàng từ chợ truyền thống được đặt trên GrabMart, áp dụng từ hôm nay đến hết ngày 14/2. Hoặc nhập mã LOCPHAT - Giảm 68.000 đồng (cho đơn từ 210.000 đồng), áp dụng cho đơn hàng GrabMart đầu tiên.
Bình luận