Hai tuần trở lại đây, ngoài việc dọn hàng và chào mời khách, chị Nguyễn Thị Ngọc Dung, chủ sạp hải sản Oanh trong chợ Bến Thành, có thêm thói quen lướt ứng dụng Grab trên điện thoại - điều hiếm khi xảy ra trước đây. Từ ngày gia nhập GrabMart, chị Dung bận rộn hơn nhưng niềm vui thì ngập tràn vì đơn hàng “ting ting” mỗi ngày.
50% khách lẻ từ GrabMart mang doanh thu trở lại
Xếp gọn trước quầy của chị Dung là những rổ cua cốm tươi xanh, cua gạch son cỡ lớn, thịt càng cua bóc sẵn, nghêu sữa… vô cùng bắt mắt. Công việc chủ yếu trong ngày của chị là đóng gói và giao hải sản cho các nhà hàng lớn tại quận 1. Từ ngày gia nhập GrabMart, chị có thêm công việc mới là chuẩn bị hàng để giao cho các đối tác tài xế của ứng dụng này.
Chị Dung đang giao hàng cho tài xế GrabMart. |
Thấy tài xế Grab đến, chị Dung nhanh nhẹn bỏ 2 ký cua cốm vào chiếc túi có in logo GrabMart và giao cho tài xế kèm lời dặn: “Lần sau lấy hàng thì đứng ngoài đường, gọi điện chị mang đồ ra, đừng gửi xe rồi đi vào lấy tốn tiền lắm…”.
Đôi mắt mệt mỏi nhưng nụ cười tươi rói, chị Dung kể hai tuần gần đây, ngoài các mối hàng quen, chị còn bán trên GrabMart để cải thiện thu nhập vốn bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
“Tôi ký hợp đồng vì thương hiệu Grab uy tín, với người ta bây giờ chuyển sang online nhiều quá. Không ngờ bán chạy hàng… Thu nhập từ khách mua lẻ tăng lên tầm 50%. Lúc trước chỉ mười mấy đơn, giờ thì hơn 30 đơn/ngày”, chị Dung hào hứng chia sẻ.
Nhờ GrabMart, doanh thu của chị Dung tăng lên đến 50% so với thời điểm tháng 3 năm ngoái. |
Lúc trước, cũng có nhiều khách đặt hải sản và nhờ chị Dung gửi tới nhà riêng. Tuy nhiên, chi phí giao hàng đắt đỏ nên số lượng khách đặt không nhiều. Giao qua GrabMart chi phí rẻ hơn nên chị đánh giá rất cao mô hình này.
Chưa kể, quy trình nhận đơn của chị Dung rất đơn giản, chỉ cần có thông báo khách đặt mua cũng như số lượng hàng trên ứng dụng trên thoại, chị sẽ chuẩn bị sẵn hải sản trong túi, theo dõi lộ trình của tài xế trên bản đồ và sau đó để họ mang đi. “Grab cam kết thời gian nhận hàng là 1 tiếng nên chỉ mấy phút sau khi 'nổ' đơn là đã có tài xế đến sạp lấy hàng để gửi khách”, chị nói.
Lướt ứng dụng Grab dần trở thành thói quen hàng ngày của chị Dung. Dù có phần “low-tech” (không rành về công nghệ), chị Dung vẫn rất lạc quan, bởi “cứ mỗi lần không biết gì thì gọi điện thoại cho nhân viên của GrabMart để các bạn hướng dẫn trực tiếp. Dần dà cũng quen tay quen mắt”.
“Làm bạn” với GrabMart không khó
Từng là chủ quầy của 4 sạp hàng trong chợ Bến Thành, dịch bệnh Covid-19 đã buộc chị Ngô Thị Chẳng đóng bớt hai sạp và cho thuê lại một sạp. Chị Chẳng kể lúc trước chưa bùng dịch thì chợ hoạt động mạnh, bán hàng rất chạy. Thời điểm Covid ập tới, khách du lịch và Việt kiều vắng bóng thì đơn hàng giảm mạnh.
Thương hiệu “Bà ba bánh tét” của chị Chẳng rộn ràng hơn từ khi có thêm quầy hàng online trên GrabMart. |
“Lúc trước thấy nhân viên Grab vào ra chợ lấy hàng, tôi thích lắm. Tôi cứ bảo mấy đứa em là sao không đăng ký, tại thấy bán vui vui hay hay. Mấy đứa bảo Grab chỉ giao thức ăn nhanh, trong khi tôi chỉ bán đồ khô, không đăng ký được. Tới khi được giới thiệu GrabMart thì tôi đăng ký liền, cơ hội tới, mà tôi cũng thích quá rồi”, chị Chẳng hài hước nói.
Chị Chẳng đánh giá cao tốc độ giao hàng của tài xế Grab. |
Gần 2 tháng tham gia GrabMart, “quầy hàng online” của chị Chẳng với 10 sản phẩm đã được đông đảo khách hàng ủng hộ. Nữ tiểu thương cho biết đang dự định đăng thêm nhiều món hàng để đa dạng lựa chọn cho người mua.
“Có bữa bán được 8 đơn, có hôm 11 đơn; trong đó táo đỏ, nhãn nhục, bông cúc, trần bì là bán chạy nhất. Đơn hàng tăng đều mỗi ngày. Giờ tôi đưa lên đủ thứ trên sạp hàng để các cô bác, anh chị quen biết hàng của mình không ra chợ mua được thì cứ ‘alo Grab’ giao tận nhà, vừa tiện lợi vừa có thêm thời gian làm việc khác”, chị Chẳng cho hay.
Theo kinh nghiệm của chị Chẳng, để tiết kiệm thời gian cho tài xế, chị thường đóng sẵn hàng mỗi túi 100 gram. Khi có đơn thì giao liền tay và tài xế không phải chờ đợi người bán chuẩn bị.
“Tương lai thấy thu nhập ổn lắm. Mình có khách mối nên cứ đăng lên Grab thì khách sẽ đặt qua ứng dụng, giao tận nơi, đỡ phải tới chợ lấy hàng mất công mất sức”, chị nói.
An tâm về chất lượng
Gắn bó với GrabMart từ thời điểm ứng dụng này vừa ra mắt, chị Nguyễn Thụy Bảo Trân - chủ hàng bánh mứt Ngọc Châu tại chợ Bến Thành - cho biết doanh số có tăng nhẹ. Mỗi ngày, chị nhận được 5-6 đơn hàng qua ứng dụng. Với chị Trân, giá trị lớn nhất dịch vụ này mang lại không phải doanh thu, mà chính là giúp các tiểu thương được tiếp cận công nghệ mới, nâng cao khả năng “bán hàng online”.
“Cảm giác có một sạp hàng online khác lắm. Xưa giờ buôn bán truyền thống quen tay, giờ cứ lúc nào mở điện thoại kiểm tra đơn, giao hàng cho tài xế là tôi lại thấy vui trong bụng. Chưa bao giờ tôi nghĩ buôn bán tay chân chuyển sang bán hàng công nghệ lại dễ thế này”, chị Trân chia sẻ.
Để đem đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, đối tác của GrabMart cần cung cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Nói thêm về công cuộc gia nhập GrabMart, sản phẩm mứt, bánh, trà… của chị Trân vì có đủ giấy phép khi nhập hàng tại các cơ sở sản xuất, kiểm duyệt dễ dàng nên quy trình đăng ký rất nhanh. Chị cho biết Grab quy định nghiêm ngặt với chất lượng sản phẩm, nhiều tiểu thương muốn tham gia ứng dụng nhưng cần thêm thời gian để kiểm định, bổ sung giấy tờ.
“Xưa giờ mọi người cứ nghĩ ‘đồ chợ’ thì chất lượng hên xui, may rủi. Nhưng nếu có thể xuất hiện trên GrabMart thì chắc chắn là đáng tin cậy. Bởi vì qua quá trình đăng, tôi thấy Grab rất kỹ lưỡng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào”, chị Trân cho hay.
Vì khách hàng mới chủ yếu là người trẻ, muốn mua số lượng không nhiều nên thay vì đóng gói 250 gram thì chị Trân đóng thêm 100 gram để khách dễ lựa chọn.
Có doanh thu khi bán trên GrabMart nên chị giới thiệu thêm nhiều bạn hàng khác. Chị chia sẻ, thời điểm khó khăn nhưng thêm hướng làm ăn thì nên nhân rộng để mọi người biết đến ứng dụng và tăng thu nhập.
“Cứ hễ gặp người quen là tôi sẽ gợi ý đăng ký bán hàng online trên GrabMart. Không biết khi nào họ sẽ gia nhập, nhưng kệ, cứ ủng hộ Grab trước đã”, chị Trân bày tỏ.
Bình luận