Hôm 17/9, Liên Hợp Quốc công bố bản báo cáo kết quả điều tra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Ghouta, một khu vực tiếp giáp với thành phố Damascus của Syria ở phía đông, vào ngày 21/8 khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng. Báo cáo khẳng định vũ khí hóa học đã được sử dụng trong vụ tấn công. Anh, Pháp, Mỹ khẳng định, quy mô của trận tấn công cho thấy chính phủ Syria là thủ phạm.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, người đã thương lượng thỏa thuận về kế hoạch phá hủy vũ khí hóa học của Syria, hôm qua nói rằng báo cáo của đoàn thanh sát vũ khí Liên Hợp Quốc không xua tan mối nghi ngờ của Moscow về việc phe đối lập tại Syria dàn dựng vụ tấn công để kích động phương Tây can thiệp vào xung đột.
![]() |
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AP. |
"Đoàn thanh sát đã không kiểm tra chứng cứ từ các nguồn khác, như những câu chuyện trên mạng hay lời kể của các tu sĩ. Ngoài ra họ cũng phải điều tra các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học sau ngày 21/8. Chúng tôi cũng có thông tin cho thấy nhiều vụ tấn công tương tự đã xảy tại Ghouta", ông Lavrov bình luận.
Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, nói rằng Moscow cảm thấy thất vọng với cách thức làm việc của đoàn thanh sát vũ khí hóa học và ban thư ký của Liên Hợp Quốc.
"Họ đã chuẩn bị bản báo cáo một cách thiên vị và không hoàn chỉnh. Báo cáo không giúp người đọc mường tượng những diễn biến đã xảy ra. Kết luận của họ xuất phát từ động cơ chính trị, thành kiến và sự thiên vị", ông nói với RIA Novosti khi đang thăm thành phố Damascus.
Chính phủ Syria đã trao cho Ryabkov bằng chứng về việc phe đối lập thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Ryabkov nói Nga sẽ trình bằng chứng lên Hội đồng Bảo an.
'Chiến binh sành điệu' dùng iPad để bắn súng cối tại Syria
2
Các chiến binh đối lập tại Syria dùng một ứng dụng trên máy tính bảng của hãng Apple để điều chỉnh góc của khẩu súng cối trước khi bắn đạn về phía quân chính phủ vào ngày 15/9.
Thái Lan trục xuất 10 người trong vụ bắt cóc nam diễn viên Vương Tinh
Những đối tượng bị trục xuất thuộc băng nhóm hoạt động ở Myanmar và bị cáo buộc có liên quan đến việc lừa đảo nhiều công dân Trung Quốc, trong đó có trường hợp nam diễn viên Vương Tinh.
Gần 10.000 nhân viên chính phủ Mỹ mất việc trong chiến dịch tinh gọn
Hơn 9.500 nhân viên bị sa thải trong nhiều lĩnh vực trong bối cảnh Tổng thống Trump và cố vấn Elon Musk khởi xướng chiến dịch cắt giảm bộ máy hành chính trong chính phủ liên bang.