Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga phát triển vũ khí công nghệ cao đối phó NATO

Máy bay tàng hình T-50, siêu tăng T-14, tên lửa siêu thanh là những vũ khí công nghệ cao mà Nga đang dồn sức phát triển để đối phó kế hoạch mở rộng về phía đông của NATO.

Tiêm kích đa nhiệm Su-35S của Không quân Nga. Ảnh: Defence Industry Daily

Tạp chí National Interest nhận định, căng thẳng hiện nay giữa Nga và NATO đang diễn biến theo chiều hướng mới phức tạp hơn. Kho vũ khí công nghệ cao của Nga là vấn đề Lầu Năm Góc cũng như NATO đang nghiên cứu kỹ để hiểu rõ hơn các mối đe dọa mà Moscow có thể gây ra cho liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, nhiều nhà phân tích của Lầu Năm Góc đã đặt câu hỏi về tốc độ hiện đại hóa quân sự của Nga. Sức mạnh quân sự của NATO ở Đông Âu có đủ để ngăn chặn Nga trong một cuộc xung đột nếu có.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp dụng với Nga sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea dường như không làm chậm quá trình hiện đại hóa quân đội của nước này. Ngân sách quốc phòng của Moscow tiếp tục tăng, mặc dù thấp hơn nhiều so với thời điểm những năm 1980.

Phát triển vũ khí mới

Nga đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ phát triển các vũ khí công nghệ cao nhằm bắt kịp NATO trong một số lĩnh vực. Tạp chí National Interest đã thống kê một số tiến bộ công nghệ của Nga trong những năm gần đây. Điển hình là chương trình xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, tiêm kích tàng hình T-50, tên lửa siêu thanh, vũ khí chống vệ tinh và đặc biệt là máy bay bay chiến đấu thế hệ 6.

Doi dau quan su Nga-NATO anh 1
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga. Ảnh: Ausairpower

Gần đây, Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh có tên Nudol. Đây là thử nghiệm thứ 2 của loại vũ khí mới có khả năng phá hủy vệ tinh trong không gian. Vũ khí này dường như được phóng từ căn cứ thử nghiệm Plesetsk, bắc Moscow.

Chương trình phát triển hệ thống phòng không tầm siêu xa S-500 cũng đang được gấp rút hoàn thành. Hệ thống phòng không mới có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 201 km. Moscow đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon có thể trang bị cho tàu chiến, tàu ngầm và cả máy bay.

Nhà phân tích quân sự Dave Majumdar nhận định, bên cạnh phát triển vũ khí mới, Moscow còn nâng cấp trang bị hiện có lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn. Nga đang thiết lập xây dựng lực lượng 6 trung đội thiết giáp trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M trong nửa cuối năm 2016. Trong 2 năm tiếp theo, 6 trung đội sẽ được mở rộng lên cấp tiểu đoàn.

Ngoài ra, Moscow được cho là đang phát triển phiên bản xe chiến đấu hỗ trợ tăng Terminator-3 (Kẻ hủy diệt 3). Tỷ lệ các máy bay chiến đấu mới hoặc được nâng cấp chiếm tỷ lệ cao trong trang bị của Không quân Nga.

NATO khó chống đỡ ở Đông Âu

Nhà phân tích quân sự Kris Osborn, quản lý tờ tin tức quân sự Scout Warrior trích nghiên cứu của Tập đoàn RAND (tổ chức tư vấn quốc phòng cho Lầu Năm Góc) cho biết, cơ cấu lực lượng hiện tại của NATO ở Đông Âu không thể chống lại cuộc tấn công nếu có từ Moscow.

Doi dau quan su Nga-NATO anh 2
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Armata tập duyệt chuẩn bị cho một đợt diễu binh. Ảnh: Sputnik

Osborn nhận định, để thành công trong việc ngăn chặn trên không ở sườn đông NATO cần lực lượng không quân lớn hơn những gì được triển khai. Mặt khác, lực lượng mặt đất của NATO cũng giảm đáng kể so với trước. Những năm 1980, quân đội Mỹ có hàng trăm nghìn quân ở châu Âu, nhưng hiện tại chỉ còn hơn 30.000 quân.

Việc thiếu các hệ thống phòng không tầm thấp trong biên chế quân đội Mỹ và NATO gây bất lợi cho quá trình bảo vệ đội hình chiến đấu. Các nước giáp biên giới Nga như Latvia, Estonia sẽ chịu tổn thất nặng nếu xảy ra chiến tranh.

Trước tình hình Nga gia tăng hiện đại hóa quân đội, Lầu Năm Góc đã yêu cầu bổ sung kinh phí để tăng cường lực lượng ở châu Âu theo kiểu quay vòng. Ngoài ra, Mỹ đang gia tăng các hoạt động tập trận nhằm tăng cường sự phối hợp, nâng cao sức mạnh tác chiến cho các nước sườn đông NATO.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại tự tin cho rằng, ưu thế về lực lượng, hỏa lực, sức mạnh trên không sẽ giúp NATO thắng thế trong một cuộc xung đột nếu có với Nga.

Nga sắp đóng loạt siêu hạm mang 200 tên lửa

Bộ Quốc phòng Nga sẽ ký hợp đồng mua 12 siêu hạm Đề án 23.560 Leader với lượng choán nước tới 17.500 tấn và có thể mang theo 200 tên lửa mỗi tàu.

Chuyên gia Mỹ: Quân đội Nga có thể chỉ là 'hổ giấy'

Nhà phân tích uy tín của Mỹ nhận định, chiến dịch không kích ấn tượng của Không quân Nga tại Syria có thể vẫn chưa đủ để bù đắp những yếu kém về năng lực của quân đội nước này.



Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm