Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga đe doạ đáp trả Mỹ trong hội đàm cấp cao với NATO

Đặc phái viên Nga và NATO ngày 20/4 bắt đầu cuộc hội đàm cấp đại sứ đầu tiên trong 2 năm qua, kể từ sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, cuộc họp quan trọng này không thể dàn xếp những chia rẽ sâu sắc Nga và NATO về khủng hoảng Ukraine và tương lai về an ninh ở châu Âu. 

Phát biểu sau cuộc họp, đại sứ Nga tại NATO cáo buộc Mỹ cố gắng gây sức ép đối với Moscow qua việc điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đến gần tỉnh Kaliningrad hồi tuần trước, cảnh báo rằng Nga sẽ hành động nếu cần thiết.

"Đây là những động thái với ý đồ gia tăng sức ép quân sự đối với Nga. Chúng tôi sẽ áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết, thậm chí có thể sử dụng đến quân đội", Reuters trích lời đại sứ Alexander Grushko nói.

Bình luận về những bất đồng với NATO, ông Grushko khẳng định: "Quan hệ Nga - NATO sẽ không thể cải thiện cho đến khi NATO giảm quy mô các hoạt động quân sự ở gần biên giới Nga".

Cuộc hội đàm là trao đổi cấp cao nhất giữa hai bên kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình hồi tháng 3-2014.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu sau buổi hội đàm rằng: "Chúng tôi thấy rõ hai bên vẫn còn bất đồng ở nhiều vấn đề, xung quanh tình hình và trách nhiệm của mỗi phía về khủng hoảng Ukraine".

Ông nói nhiều nước thành viên NATO không đồng tình với việc Nga nhận định cuộc khủng hoảng này như một nội chiến. "Sự thật là Nga đang góp phần gây ra bất ổn ở miền đông Ukraine, hỗ trợ cho phần tử ly khai ở đây nhiều đạn dược, trang thiết bị và tài chính".

Ngoại trưởng các nước NATO quyết định hủy các hợp tác quân sự và dân sự với Nga ngay sau đó. Tuy nhiên khối này vẫn duy trì đối thoại chính trị với Nga thông qua hội đồng NATO - Nga. 

Dù vẫn còn bất đồng về chương trình nghị sự, các nhà ngoại giao NATO cho rằng việc hai bên nhất trí tiến hành hội đàm đã là đột phá lớn.

Cuộc họp cấp cao ngày 20/4 diễn ra tại Brussels, Bỉ, để thảo luận về tình hình Ukraine, Afghanistan và cách phòng tránh những sự cố quân sự có thể dẫn đến chiến tranh.

Moscow cho rằng NATO đang cố gắng bành trướng về hướng Đông, gia tăng ảnh hưởng đến những nước từng thuộc Liên Xô ở Đông Âu. Do vậy, điện Kremlin lên án những chính sách quân sự mới của NATO là mối đe dọa.

Trong khi đó, quan điểm của NATO là những hành động của Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine, như sáp nhập bán đảo Crimea, có thể đẩy sự ổn định của châu Âu vào rủi ro.

Quan hệ Nga - NATO ngày càng xấu đi sau khi Moscow phát động chiến dịch không kích ở Syria. Căng thẳng cũng phát sinh trong tuần trước, sau việc máy bay Nga bị cáo buộc bay áp sát và khiêu khích tàu sân bay và một phi cơ của Mỹ.

Tổng thư ký NATO Stoltenberg khi đó đã chỉ trích hành động của phi công Nga là "không chuyên nghiệp và không an toàn".

"Sự cố này chứng tỏ tầm quan trọng của các đường dây liên lạc quân sự nhằm dự đoán và giảm thiểu rủi ro. Đây là một trong những nội dung chúng tôi thảo luận với phía Nga", ông cho biết.

Theo AFP, phái viên Nga tại NATO Grushko cho biết, ông sẽ tận dụng cuộc họp để phản đối các hoạt động của NATO ở gần biên giới phía tây Nga. 

"Chúng ta đang chứng kiến nỗ lực tăng cường quân sự ở vùng Baltic. Nga cho rằng đây là những hành động vô căn cứ. Mối quan hệ Nga - NATO đang rất xấu", ông nói.

Nga bác cáo buộc của Mỹ về vụ máy bay khiêu khích

Quân đội Nga hôm nay bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng chiếc Su-27 đã áp sát máy bay do thám của Washington trên biển Baltic, đồng thời khẳng định tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm