Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Newton bị quả táo rơi trúng đầu và sự thật không như ta vẫn nghĩ

Theo Thợ săn sử bịa Jo Hedwig Teeuwisse, Newton đã nhìn thấy một quả táo rơi và điều đó giúp ông nghĩ ra định luật Vạn vật hấp dẫn, chứ không có quả táo nào rơi trúng đầu ông cả.

Có thể bạn đã nghe

Nhà Thiên văn học, Toán học, Vật lý học, Khoa học, Thần học và tác giả nổi tiếng, ngài Isaac Newton, đang ngồi dưới gốc cây táo, suy nghĩ về những thứ phức tạp thì đột nhiên, một quả táo rơi trúng đầu. Điều này giúp Newton nghĩ ra định luật Vạn vật hấp dẫn.

Vạch trần

Tất cả chúng ta đều thích một câu chuyện hay về một người nào đó bị tổn thương nhẹ; đây là một trong những nền tảng của hài kịch. Thầy/cô giáo của bạn ở trường thậm chí có thể đã sử dụng điều này trong một bài học – xét cho cùng, đó là một cách tuyệt vời để thu hút sự quan tâm của trẻ em. Nhưng việc đó đã không xảy ra và sự thật thì luôn kém thú vị hơn.

Xin lỗi các thầy/cô giáo, các bạn sẽ phải tìm cách khác để làm cho môn Vật lý trở nên thú vị hơn rồi. Có thể đó là một quả táo, nhưng nó không rơi trúng Newton. Người có lẽ phải chịu trách nhiệm về chuyện quả táo rơi trúng đầu là Leonhard Euler, nhà Toán học, Vật lý học, Thiên văn học và v.v..., người đã viết trong một bức thư vào năm 1760.

Nhà Triết học và Toán học vĩ đại người Anh ấy, một ngày nọ, ông bỗng thấy mình đang nằm trong vườn, dưới gốc cây táo thì một quả táo rơi trúng đầu, điều đó đã tạo cơ hội cho ông để đưa ra một vài suy nghĩ.

Cuốn sách chứa những lá thư của Eurler rất phổ biến. Sau đó, khi nhà văn nổi tiếng Isaac D’Israeli đưa câu chuyện vào một trong những cuốn sách bán chạy nhất của ông, huyền thoại bắt đầu lan truyền nhanh chóng.

Chúng ta chỉ có lời kể của người trung gian thứ hai và thứ ba về những gì thực sự đã xảy ra giữa Newton và quả táo, nhưng chúng khá chắc chắn. Ví dụ, William Stukeley, một người bạn của Newton, đã xuất bản cuốn Memoirs of Sir Isaac Newton's Life (tạm dịch: Hồi ký về cuộc đời của ngài Isaac Newton) vào năm 1752, trong đó ông mô tả cảnh sau:

Ăn tối xong, thời tiết ấm áp, chúng tôi ra vườn uống trà dưới bóng cây táo, chỉ có anh và tôi. Giữa những cuộc đàm luận, anh nói với tôi rằng anh cũng đang ở trong tình huống tương tự như trước đây, khi định luật Vạn vật hấp dẫn xuất hiện trong đầu anh.

Một người bạn thân thiết viết về việc chính Newton đã kể lại khoảnh khắc lịch sử đó cũng hay như là khi nói đến lời kể của người trung gian thứ hai. Ngoài ra thì Stukeley cũng không phải người duy nhất viết ra câu chuyện; những người khác quen biết Newton một cách độc lập cũng thuật lại rằng ông đã nói với họ điều tương tự.

Vì vậy, Newton đã nhìn thấy một quả táo rơi và điều đó giúp ông nghĩ ra định luật Vạn vật hấp dẫn, hoặc ít nhất, đó là cách mà Newton đã nói. Ở đây, xin lưu ý, thực sự không có một khoảnh khắc Eureka tức thời nào cả. Sau khi Newton chứng kiến quả táo rơi, ông bắt đầu suy nghĩ về lực hấp dẫn theo một cách mới và phải mất nhiều năm sau để ông phát triển định luật ấy cũng như đưa nó lên giấy.

À, nhân tiện, những bản sao/hậu duệ của cái cây ấy vẫn còn tồn tại ở một số nơi, trong đó, có một phiên bản trong vườn cây ăn quả thuộc trang viên Woolsthorpe tại Lincolnshire. Đó là cây “Hoa của Kent” và cho ra những quả táo được dùng trong nấu ăn có màu xanh pha chút đỏ. Một cây khác ở vườn bách thảo Đại học Cambridge đã bị đốn hạ trong cơn bão Eunice vào tháng 2/2022.

Jo Hedwig Teeuwisse / Thái Hà Books - NXB Thế giới

SÁCH HAY