Ngày 7/7, Nhật Bản ghi nhận nhiệt độ tăng lên 40 độ C lần đầu tiên trong năm nay, đặc biệt là khu vực miền Trung, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt bao trùm cả nước.
Người dân che ô tránh nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 4/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN. |
Do sự tồn tại của hệ thống áp cao chi phối trên diện rộng, trong số 914 trạm quan sát của Cơ quan Khí tượng Quốc gia Nhật Bản (JMA) trên toàn quốc, nhiệt độ tại 168 trạm ở mức 35 độ C, trong đó nhiệt độ tại tỉnh Shizuoka vào lúc 13h18 chiều 7/7 (giờ địa phương) đo được 40 độ C.
Thành phố Shimonita (tỉnh Gunma) ghi nhận mức nhiệt 39,8 độ C, tiếp theo là các thành phố Hamamatsu (tỉnh Shizuoka), Otsuki (tỉnh Yamanashi) và Namie (tỉnh Fukushima) với 38,8 độ C.
Nhiệt độ tại các trạm quan sát ở Shizuoka, Shimonita và Namie cao kỷ lục. Trong khi đó, nhiệt độ ở Tokyo đạt 34,4 độ C.
JMA đã ban bố cảnh báo về nguy cơ kiệt sức do nắng nóng đối với phần lớn quần đảo, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa không khí ở trong nhà.
Trước đó, ngày 5/7, JMA dự báo nền nhiệt từ tháng 7-9 tại quốc gia Đông Bắc Á này sẽ tiếp tục cao hơn trung bình hàng năm, thậm chí có thể vượt qua mùa Hè nóng kỷ lục năm ngoái.
Bên cạnh chịu ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nắng nóng gay gắt ngay đầu Hè là sự tồn tại của “hệ thống áp cao kép” với dòng xoáy nghịch Thái Bình Dương và dòng xoáy thuận Tây Tạng hoạt động mạnh hơn bình thường và chồng lấn lên quần đảo Nhật Bản.
Một yếu tố khác là nhiệt độ mặt nước ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản có thể sẽ duy trì ở mức cao, khiến các tầng khí quyển phía dưới khó hạ nhiệt.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.