Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Năm tháng không em buồn phai tàn

Bài thơ “Biệt khúc tháng tư” của Từ Kế Tường như từng giọt cà phê sầu muộn, thấm vào lòng người. Chúng ta nhớ gì về những tháng tư đi qua đời mình?

Ta với tháng tư ba năm trước

Một mối tình em - Một lỡ làng

Môi chẳng hoan ca mà biệt khúc

Mưa buồn theo mỗi tiếng ve ran

***

Phượng chẳng đỏ trời như ước hẹn

Cháy khô trong bóng lá trưa buồn

Tay ta không vẫy ngày dâu biển

Sao trời chia khoảng cách xa hơn

***

Nhịp gõ thời gian mòn mỏi quá

Tháng năm chồng chất tháng năm rồi

Con đường quen cũ thành xa lạ

Ngã ba chờ đợi - Ngã ba ơi!

***

Ta vẫn đi qua đầu viễn phố

Em ở góc trời mây một phương

Mưa nắng hai mùa cơn gió trở

Sắt se đau hết phía con đường

***

Ta với tháng tư ngồi quán cũ

Lá như mùa trước vẫn phai màu

Gói hết ngày xưa mình tan vỡ

Rơi xuống mặt bàn để nhớ nhau

***

Cà phê ta uống ngày đơn độc

Mùi vị không còn thuở có em

Một tháng tư sầu như biệt khúc

Gõ ngón tay mình nghe buốt tim

***

Ba năm mây trắng bay ngoài cửa

Chim sẻ về kêu lúc lẻ bầy

Thấp thoáng bên trời se ngọn gió

Ta vẫn thương mình như bóng cây.

Lời bình

Bây giờ đã là cuối tháng tư, thi thoảng, lúc nửa khuya lả dần về sáng, ta bắt gặp trong vòm trời vài ngọn gió của mùa cũ đi hoang. Cũng có khi, đó chẳng phải là đi hoang mà là chút gì vương vấn, chút gì nuối níu những ngày đã qua. Trong tiếng rên rỉ của bầy lá phai, ta nghe nỗi buồn Biệt khúc.

Phai đi, một mối tình, một mùa hoa, một con đường, một làn hương, một phương trời. Dâng lên, một lỡ làng, một biển dâu, một xa lạ, một tan vỡ. Chỉ còn những tháng tư đơn độc tỏa ra từ vị đắng thẫm màu sầu muộn.

Bài thơ Biệt khúc của Từ Kế Tường là nhịp điệp của nỗi sầu muộn, từng giọt, từng giọt, rơi tan vào những sắt se bên trời. Sự thực thì, thời gian là của riêng mỗi người, mang bóng dáng của tháng năm mà người ta đã sống. Nhưng, vì một lí do nào đó, như là tình yêu chẳng hạn, chút niềm riêng ấy lại bị quy ước bởi bóng hình kẻ khác. Bởi thế mà, năm tháng không em buồn tàn phai.

Về trong cô đơn

Bài thơ “Cô đơn” của Nguyễn Bảo Chân là khoảnh khắc nhân vật trữ tình nhận ra mình sau cuộc tình không thành, ước mơ đã tắt. Dẫu vậy, trong sâu thẳm vẫn ấm một niềm hi vọng.

Giấc mơ tuổi trẻ lạc loài

Bài thơ “Trở về” của Đinh Hoàng Anh gieo vào lòng người những tiếc nuối, ăn năn vì năm tháng dạt trôi, bỏ xứ. Ở đó, trong định mệnh tha hương, con người nhận ra hình bóng của mình.

Từ Kế Tường

Bạn có thể quan tâm