Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ và Taliban miễn cưỡng 'bắt tay'

Sau hai thập niên chiến đấu ác liệt, Mỹ và Taliban đã miễn cưỡng bắt tay với nhau, khi Washington tìm cách tăng cường an ninh cho cuộc di tản công dân khỏi Afghanistan.

Hai thập kỷ trước, Tổng thống George W. Bush cáo buộc Taliban hỗ trợ và tiếp tay cho hành vi giết người, sau vụ khủng bố 11/9/2001 nhắm vào nước Mỹ. Giờ đây, Tổng thống Joe Biden kết thúc cuộc chiến mà cựu Tổng thống Bush đã bắt đầu.

Washington đang bị kẹt trong mối quan hệ đối tác bất đắc dĩ với kẻ thù trước đó của họ, dựa vào Taliban để giúp bảo vệ công dân Mỹ và đồng minh Afghanistan, khi họ chạy đua để di tản khỏi đất nước, New York Times cho biết.

Các quan chức, nhà ngoại giao, điệp viên và quan chức quân sự Mỹ đang thảo luận với Taliban. Tổ chức này đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên của Mỹ tại sân bay Kabul, kiểm tra giấy tờ và hành lý của người đến sân bay.

Mối quan hệ phức tạp

Vụ đánh bom liều chết bên ngoài sân bay Kabul hôm 26/8 đã phơi bày sự phức tạp cũng như tính mong manh trong mối quan hệ giữa Mỹ và Taliban. Chính Tổng thống Biden đã thừa nhận điều này trong bài phát biểu vào tối 26/8.

“Không ai tin tưởng họ”, Tổng thống Biden nói, khi ông tố cáo tổ chức Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (IS-K) gây ra vụ tấn công đẫm máu ở sân bay Kabul.

Afghanistan that thu anh 1

Các quan chức Mỹ và Taliban trong cuộc đàm phán hòa bình ở Doha, Qatar. Ảnh: AP.

Cuộc chiến giữa Mỹ và Taliban đã cướp đi sinh mạng của 2.400 lính Mỹ, nhưng hai bên đã nhiều lần liên hệ với nhau. Chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đã đàm phán với Taliban vào năm 2010, nhằm phóng thích binh sĩ Mỹ bị Taliban bắt giữ.

Năm 2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp với Taliban, nhằm chấm dứt xung đột. Năm 2019, Tổng thống Trump định mời đại diện Taliban đến Trại David để tuyên bố chiến thắng.

Kế hoạch này nhanh chóng bị phá hủy sau vụ đánh bom liều chết do Taliban thực hiện ở Kabul khiến 12 người thiệt mạng, gồm một lính Mỹ. Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Trump đã cắt thỏa thuận trước đó với Taliban về việc chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan trước ngày 1/5/2021, thời hạn mà Tổng thống Biden đẩy lùi đến ngày 31/8.

Sau vụ khủng bố ngày 26/8, hai quan chức Mỹ cho biết Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) đã phá hủy căn cứ Eagle - một địa điểm ở ngoại ô Kabul được CIA sử dụng để huấn luyện lực lượng chống khủng bố.

Việc phá hủy căn cứ này nhằm ngăn chặn Taliban sử dụng là một ví dụ điển hình về sự phức tạp trong mối quan hệ giữa Mỹ và Taliban.

Chính quyền Biden không muốn hợp tác với Taliban

Theo các quan chức Mỹ, ban đầu chính quyền Tổng thống Biden không có ý định hợp tác với Taliban trong cuộc di tản công dân Mỹ và những người Afghanistan làm việc cho họ.

Khi những binh sĩ đầu tiên được triển khai đến sân bay Kabul để đảm bảo an ninh cho cuộc sơ tán, họ dự định làm việc với lực lượng an ninh chính phủ Afghanistan. Nhưng khi Taliban tràn vào Kabul ngày 15/8, Tổng thống Ashraf Ghani chạy trốn khỏi đất nước, lực lượng an ninh chính phủ đã ngừng hoạt động.

Afghanistan that thu anh 2

Binh sĩ quân đội Mỹ và Anh hộ tống người vào bên trong sân bay Kabul. Ảnh: AP.

Ngay hôm đó, tướng Kenneth F. McKenzie Jr, Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ, đã đến gặp các thủ lĩnh của Taliban yêu cầu họ không được can thiệp vào việc sơ tán.

Các quan chức Taliban nói với tướng McKenzie rằng tình hình an ninh ở Kabul đang xấu đi, và họ phải hành động nhanh để thiết lập lại trật tự. Taliban đã đề nghị thiết lập một hệ thống liên lạc nhằm thảo luận các vấn đề an ninh.

Trong hai tuần qua, các quan chức Mỹ và Taliban đã trao đổi định kỳ về các vấn đề an ninh. Các cuộc trò chuyện phản ánh mối quan hệ thực dụng cần thiết, và dự kiến kết thúc sau khi nhiệm vụ sơ tán hoàn thành.

Sau vụ đánh bom, tướng McKenzie cho biết đã yêu cầu Taliban điều chỉnh hệ thống an ninh của họ, và phong tỏa các con đường cụ thể mà Mỹ xác định là nguồn đe dọa.

Các quan chức Mỹ vẫn tin rằng họ có thể dựa vào Taliban để ngăn chặn các cuộc tấn công của IS-K và các tổ chức khủng bố khác.

Khi việc sơ tán hoàn tất, mối liên hệ giữa Mỹ và Taliban sẽ do CIA đảm nhận. Ông William J. Burns, Giám đốc CIA, đã đến Kabul hôm 23/8. Đây có thể là sự chuẩn bị cho những cam kết trong thời gian tới.

Tuy vậy, giới phân tích nhận định mối liên hệ giữa CIA và Taliban sẽ phụ thuộc vào hành vi của tổ chức này. Ngoài ra, mức độ của sự hợp tác này còn phụ thuộc vào việc Tổng thống Biden có tìm được sự ủng hộ nào từ Điện Capitol hay không.

Mối thâm thù giữa Taliban và IS

Vụ đánh bom ở sân bay Kabul là lời nhắc nhở rằng IS vẫn đang hiện diện ở Afghanistan và sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh giành quyền lực với Taliban.

Mỹ không kích IS-K, trả đũa vụ đánh bom ở sân bay Kabul

Lầu Năm Góc xác nhận không quân Mỹ vừa oanh kích vị trí của lực lượng IS ở Afghanistan. Mục tiêu của vụ không kích là người đã lên kế hoạch các hoạt động của ISIS-K.

Trung Hiếu

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm