Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ trừng phạt 24 công ty Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông

Chính phủ Mỹ ngày 26/8 thông báo sẽ trừng phạt 24 công ty và nhiều cá nhân của Trung Quốc có liên quan đến hoạt động xây dựng và quân sự hóa trên Biển Đông.

Bộ Thương mại Mỹ thông báo 24 công ty đã "hỗ trợ Trung Quốc trong các hoạt động xây dựng quân sự và quân sự hóa bị quốc tế lên án tại các đảo nhân tạo trên Biển Đông", theo Reuters.

Trong tuyên bố riêng, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ áp lệnh hạn chế thị thực cho một số cá nhân Trung Quốc "chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa" với những hành động này trên Biển Đông.

"Hôm nay, Bộ Ngoại giao sẽ bắt đầu hạn chế thị thực đối với một số cá nhân Trung Quốc chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa với việc cải tạo quy mô lớn, xây dựng hoặc quân sự hóa những tiền đồn bị phản đối trên Biển Đông, hoặc liên quan đến việc Trung Quốc cưỡng ép các bên tranh chấp Đông Nam Á ngăn cản tiếp cận tài nguyên xa bờ", Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh trong thông cáo cùng ngày.

"Những cá nhân này từ giờ sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, và người trong cùng gia đình của họ cũng chịu lệnh hạn chế thị thực tương tự", ông Pompeo tuyên bố.

My trung phat 24 cong ty Trung Quoc anh 1
Tàu Trung Quốc hoạt động tại đá Vành Khăn, nơi nước này chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xây dựng đảo nhân tạo trái phép từ năm 2015. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Các công ty Trung Quốc sẽ bị đưa vào "danh sách đen", hạn chế công ty Mỹ cung cấp công nghệ có nguồn gốc Mỹ cho những công ty bị trừng phạt nếu không có giấy phép từ Bộ Thương mại.

"Những pháp nhân được nêu tên hôm nay đã đóng vai trò đáng kể trong việc xây dựng mang tính khiêu khích của Trung Quốc ở các đảo nhân tạo và cần phải chịu trách nhiệm", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross thông báo trên Twitter.

Ông Ross nhấn mạnh "Mỹ, các láng giềng của Trung Quốc và cộng đồng quốc tế đã phản đối những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông" của Bắc Kinh và lên án việc xây dựng đảo nhân tạo vì mục đích quân sự.

Theo Wall Street Journal, các lệnh trừng phạt của Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ nhắm đến nhiều công ty quốc doanh tại Trung Quốc, trong đó có một số công ty thuộc Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc.

Tàu sân bay Mỹ trở lại Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan trở lại Biển Đông hôm 14/8, gần một tháng sau cuộc tập trận chung với một hàng không mẫu hạm khác của Mỹ tại vùng biển chiến lược.

Nhật Bản: Trung Quốc sẽ trả giá đắt cho sự hung hăng ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông có nguy cơ khiến nước này phải trả cái giá đắt.

Việc Trung Quốc đưa khu vực Hoàng Sa vào luật định 2020 là vô giá trị

Bộ Ngoại giao bình luận việc Trung Quốc gọi vùng nước giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, là "ven biển" thay vì "ngoài khơi".

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm