Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ tìm cách ngăn Trung Quốc quấy rối trên biển

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice, kêu gọi thiết lập bộ quy tắc ứng xử nhằm kiềm chế một cách hiệu quả các hành vi khiêu khích trên biển của Trung Quốc.

Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Washington hôm 11/6, bà Rice cho biết, an ninh khu vực được duy trì nhờ việc xác lập và tuân thủ các quy tắc chia sẻ không gian, NHK đưa tin.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice. Ảnh: abcnews.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice. Ảnh: abcnews.
"Những quy tắc ứng xử đó không chấp nhận những hành vi gây hấn và sẽ góp phần ngăn các quốc gia lớn bắt nạt các nước nhỏ hơn, đồng thời thiết lập phương thức để giải quyết các xung đột một cách hòa bình", cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh.

Bà Rice cho biết thêm, cam kết của Washington đối với vấn đề an ninh của các đồng minh là bất khả xâm phạm và nó được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự của Mỹ. Washington hy vọng các đối tác sẽ gánh vác trọng trách của họ trong vấn đề an ninh khu vực. 

Philippines vạch trần trò gian lận lịch sử khổng lồ của TQ

Một thẩm phán cấp cao Philippines sử dụng các bản đồ cổ về biên giới Trung Quốc để bác bỏ “đường lưỡi bò”, đồng thời cho thấy "trò gian lận lịch sử khổng lồ" của Bắc Kinh.

 

Trong khi đó, ngày 10/6, bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Yangon, Myanmar, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục công khai chỉ trích và lên án những hành động gây bất ổn tại Biển Đông.

Straits Times ngày 11/6 dẫn lời ông Daniel nói với một nhóm phóng viên tại Yangon rằng trong khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đang cố gắng đạt tiến bộ trong thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông thì các sự cố tại Biển Đông lại gia tăng mạnh.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định việc sử dụng sức mạnh và đe dọa sử dụng vũ lực như là biện pháp để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền lãnh thổ là không thể chấp nhận.

Ông Daniel cũng đề cập về dấu hiệu của những dự án khai hoang quy mô lớn tại Biển Đông. Theo ông, đây là dấu hiệu của việc xây dựng các công trình quân sự.

Trước đó, báo Want China Times của Đài Loan dẫn nguồn Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các cơ sở quân sự như căn cứ không quân, cảng hải quân sẽ xuất hiện trên đảo này.

Tờ South China Morning Post cũng dẫn lời ông Li Jie, một chuyên gia hải quân thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang tìm cách biến căn cứ tại bãi đá ngầm Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa thành một đảo nhân tạo toàn diện, bao gồm đường băng và cảng biển, với ý đồ triển khai hiệu quả hơn sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

Trong khi đó, giáo sư Jin Canrong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, cho biết, chính quyền trung ương Trung Quốc đã nhận bản đề xuất xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ thập. Theo giáo sư Jin, đảo nhân tạo sẽ gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ ở Diego Garcia - đảo san hô có diện tích 44 km2 nằm ở giữa Ấn Độ Dương.

'TQ rót tiền cũng không thể ngăn Philippines quyết tâm kiện'

Dinh Tổng thống Philippines ngày 11/6 khẳng định hoạt động đầu tư của Trung Quốc không ảnh hưởng đến quyết tâm thúc đẩy vụ kiện tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ra tòa quốc tế.

 

Ngày 8/6 chuyên gia quân sự Philippines Jose Antonio Custodio bình luận, các hoạt động của Trung Quốc biến đá thành đảo nhân tạo ở Trường Sa là nhằm tăng cường yêu sách đường lưỡi bò. Một khi Bắc Kinh làm được điều này, họ sẽ sử dụng các căn cứ để thiết lập một vành đai phong tỏa hiệu quả hơn nhiều, ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào của các bên liên quan, dù là quân đội, cảnh sát biển, thậm chí là ngư dân bình thường.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể cắt tuyến đường chi viện của các bên liên quan cho lực lượng đồn trú chốt giữ các đảo, bãi đá ở Trường Sa sau khi hoàn thành các căn cứ đảo nhân tạo này.  

Chia sẻ quan điểm này, ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, nhận định việc Trung Quốc xây cơ sở quân sự, đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á vào tình thế bấp bênh.

“Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km, nghĩa là nó cho phép các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km) hiện diện tại căn cứ. Đảo Gạc Ma giống như một chấm ở giữa vòng tròn với bán kính khoảng hơn 1.600 km. Khu vực ấy bao gồm rất nhiều phần lãnh thổ của các nước trong khu vực. Do vậy, căn cứ của Trung Quốc có thể đe dọa tất cả căn cứ của chúng ta”, ông Golez nhấn mạnh.

'Tàu Trung Quốc chở xi măng, gỗ và thép đến gần Gạc Ma'

Cát, xi măng, gỗ và thép liên tục đổ về đảo Gạc Ma qua những chuyến tàu thường xuyên tới lui quanh quần đảo Trường Sa, ngư dân Philippines kể lại.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm