Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ thử nghiệm sát thủ đánh chặn ngoài không gian

Tên lửa SM-3IIA với phương tiện đánh chặn ngoài không gian tiên tiến dự kiến sẽ được thử nghiệm tại căn cứ ở Ba Lan vào năm 2018.

Tên lửa SM-3 rời bệ phóng trong một thử nghiệm đánh chặn trên tuần dương hạm USS Lake Erie. Ảnh: Hải quân M

Tạp chí National Interest cho biết, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) của Mỹ đang phối hợp với tập đoàn Raytheon chuẩn bị thử nghiệm tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3, block IIA. Phiên bản mới được trang bị phương tiện đánh chặn ngoài không gian tiên tiến với cảm biến tinh vi, giúp tiêu diệt mục tiêu hiệu quả hơn.

Tên lửa SM-3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo chuẩn bị tiếp cận bầu khí quyển trái đất từ bên ngoài không gian. Phát ngôn viên MDA cho biết, phiên bản mới của SM-3IIA sẽ được bắn thử từ căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ bố trí ở Ba Lan vào năm 2018.

Tên lửa SM-3 được sử dụng lần đầu trên các chiến hạm Aegis để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung của đối phương bên ngoài bầu khí quyển, còn gọi là đánh chặn giai đoạn giữa của quá trình bay. Điểm độc đáo của tên lửa là sử dụng phương tiện đánh chặn không thuốc nổ.

Đầu đạn ứng dụng nguyên lý sử dụng động năng sinh ra từ vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu mà không cần đến thuốc nổ. Giải pháp công nghệ này cho phép thu nhỏ đầu đạn để giảm khối lượng, có nhiều không gian hơn để lắp các thiết bị điện tử giúp xác định mục tiêu chính xác hơn.

Tên lửa SM-3 có chiều dài 6,55 m, đường kính 53,3 cm, trọng lượng phóng 1,5 tấn. Phiên bản IIA có tầm bắn tới 2.500 km, tầm cao tới 1.500 km. SM-3 hiện là tên lửa đánh chặn có tầm bắn xa nhất thế giới.

Ten lua danh chan SM-3 anh 1
Tên lửa đánh chặn SM-3IIA nằm trên thiết bị kiểm tra của tập đoàn Raytheon. Ảnh: Raytheon

Phiên bản SM-3IIA được phát triển dựa trên block IB đang được sử dụng trên các chiến hạm Aegis của Mỹ và Nhật Bản. Amy Cohen – Giám đốc chương trình SM-3 của Raytheon nói với tờ tin tức quân sự Scout Warrior rằng: “Đây là phiên bản mở rộng so với những gì chúng tôi có trên block IB, phạm vi tác chiến rộng hơn, đầu đạn tinh vi hơn”.

SM-3IIA sẽ tiếp tục các thử nghiệm trong nửa cuối năm nay nhằm đánh giá đầu đạn động năng và hệ thống cảm biến mới trong không gian. Cohen giải thích thêm, cảm biến trên phiên bản IIA có thể nhìn rõ mục tiêu ở khoảng cách xa hơn so với block IB.

Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan là một phần quan trọng trong kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ Aegis trên đất liền, còn gọi “Aegis Ashore”. Đây là nỗ lực nhằm tận dụng radar và công nghệ sẵn có của hệ thống Aegis cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.

Trước đó, vào năm 2015, căn cứ phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở Romania đã được đưa vào hoạt động. Căn cứ này là một phần trong Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO do chính quyền Tổng thống Barack Obama phát động.

Với 2 căn cứ phòng thủ tên lửa ở Romania và Ba Lan, Mỹ có thể vô hiệu hóa mối đe dọa tên lửa nhắm vào châu Âu. Việc triển khai lá chắn tên lửa ở Ba Lan đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của Nga.

Hệ thống phòng thủ Mỹ bắn hạ thành công tên lửa đạn đạo

Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ đã bắn hạ thành công hai tên lửa hành trình và một tên lửa đạn đạo trong cuộc thử nghiệm “độc nhất vô nhị” ngoài khơi Hawaii.

Mỹ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa khiến Nga bực tức

Ngày 12/5, Mỹ khởi động lá chắn tên lửa trị giá 800 triệu USD ở Romania nhằm bảo vệ châu Âu, nhưng Nga phản đối hành động này vì cho rằng nó nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của họ.


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm