Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ thêm nanh vuốt cho chiến hạm ven biển

Hải quân Mỹ đang nghiên cứu trang bị tên lửa Tomahawk cho phiên bản mới của tàu chiến ven biển LCS nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến trong tương lai.

Tên lửa chống hạm NSM của Thụy Điển bắn thử trên chiến hạm LCS của Mỹ. Ảnh: Hải quân M

Tạp chí National Interest cho biết, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện năng lực tác chiến cho chương trình tàu chiến ven biển LCS. Trọng tâm của chương trình nhấn mạnh đến tăng khả năng sống sót, hỏa lực mạnh hơn để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, tác chiến tàu mặt nước cùng lúc.

“Bạn có thể sử dụng cả hai nhiệm vụ cùng lúc. Điều này cung cấp cho hạm đội sự linh hoạt, vì bạn có thể sử dụng tàu theo nhiều cách ở nhiều địa điểm khác nhau”, đại úy Dan Brintzinghoffer, giám đốc chương trình LCS nói với Scout Warrior trong một cuộc phỏng vấn.

Sáng kiến phát triển biến thể mới của LCS được đề cập trong vài tháng gần đây theo chỉ đạo trước đó của cựu bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Ông Hagel đề xuất hải quân tìm kiếm một thiết kế tàu chiến ven biển mới có khả năng đa nhiệm để bổ sung cho LCS. Chương trình được gọi là “Chiến binh mặt nước cỡ nhỏ” (SSC).

SSC sẽ được tích hợp các công nghệ tác chiến mặt nước, chống ngầm với tên lửa chống hạm tầm xa, pháo hạm 76 mm, tên lửa Hellfire, pháo 30 mm để tác chiến cự ly gần và ngư lôi mạnh mẽ. Phiên bản mới được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mạnh hơn nhiều so với LCS.

Chien ham ven bien anh 1
Tàu chiến ven biển LCS, lớp Independence của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ

Về vũ khí chống hạm, hải quân đang xem xét tên lửa NSM tầm bắn 180 km do Thụy Điển sản xuất. Phiên bản sửa đổi từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, hoặc tên lửa tàng hình LRASM tầm bắn 370 km đang phát triển. Hiện tại, người ta vẫn chưa thể xác định phiên bản SSC mới có được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 hay không.

Nếu có hệ thống Mk41, tàu có thể sử dụng tên lửa Tomahawk hoặc tên lửa phòng không SM-6 để nâng cao khả năng phòng không vốn rất hạn chế trên phiên bản gốc của LCS. Ngoài ra, SSC được cấu hình theo công nghệ module cho phép dễ dàng tích hợp công nghệ và vũ khí mới trong tương lai, chẳng hạn như pháo laser, pháo ray điện từ.

Tàu hộ vệ tên lửa mới dự kiến bàn giao cho hải quân vào năm 2023 trong kế hoạch mua sắm 52 chiếc của chương trình LCS. Chương trình LCS được thiết kế để tác chiến ở khu vực gần bờ với công nghệ gói “nhiệm vụ hoán đổi” tùy thuộc vào yêu cầu tác chiến.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích và chuyên gia hải quân cho rằng, khả năng sống sót của LCS khá thấp mặc dù con tàu có tốc độ khá nhanh. Tốc độ tối đa tới 40 hải lý/giờ (khoảng 72 km/h) không giúp tàu giảm được khả năng bị tấn công, vì tàu không đủ vũ khí để tấn công hay phòng thủ.

Chương trình LCS từng vấp phải nhiều sự chỉ trích về năng lực tác chiến và khả năng sống sót. Cựu bộ trưởng Hagel đã dừng kế hoạch mua sắm LCS ở con số 32 thay vì 52 như trước đó. Sau đó, ông đã chấp nhận yêu cầu của hải quân mua sắm 20 chiếc thuộc phiên bản cải tiến của LCS.

Kế hoạch phát triển “Chiến binh mặt nước cỡ nhỏ” là một phần trong chiến lược “Phân tán mối đe dọa” nhằm trang bị tốt hơn cho Hải quân Mỹ để đối phó với các đối thủ mới nổi như Nga, Trung Quốc.

Tàu chiến ven biển thành gánh nặng của Hải quân Mỹ

Dự án tàu chiến ven biển LCS từng được kỳ vọng đem lại tương lai cho Hải quân Mỹ với các tàu chiến nhỏ, nhưng nó đang là một thất bại với nhiều vấn đề về kỹ thuật.


Uy lực đội tàu tác chiến ven bờ của Mỹ

Hải quân Mỹ sở hữu nhiều tàu tác chiến ven bờ để tăng cường khả năng tác chiến mặt nước, chống ngầm và quét thủy lôi ở những khu vực gần bờ hoặc xung quanh các đảo.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm