Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ ra tài liệu 47 trang bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ công bố những tài liệu chi tiết bác bỏ cơ sở địa lý và lịch sử liên quan đến các yêu sách “phi pháp" của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo tài liệu nghiên cứu dài 47 trang của Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế để đưa ra yêu sách, tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết khu vực Biển Đông, AFP đưa tin ngày 12/1.

“Những yêu sách hàng hải này bao gồm việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp hoặc một số hình thức ‘thẩm quyền riêng’ đối với hầu hết Biển Đông”, tài liệu nghiên cứu chỉ ra.

yeu sach cua Trung Quoc o Bien Dong anh 1

Đội tàu cá Trung Quốc neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters.

"Những tuyên bố đó làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền ở các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, được nêu ra trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982”, tài liệu nghiên cứu cho biết thêm.

Sau khi công bố nghiên cứu mới, Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa kêu gọi Bắc Kinh "ngừng các hoạt động trái pháp luật và cưỡng chế trên Biển Đông".

Tài liệu trên là bản cập nhật của một nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 2014, bác bỏ "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra nhằm tạo cơ sở cho các yêu sách ở Biển Đông.

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từng ra phán quyết ủng hộ Philippines trong vụ khiếu nại về các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Bắc Kinh đáp lại bằng cách đưa ra những lý lẽ phi lý như nước này có "quyền lịch sử" đối với khu vực.

Tuy nhiên, tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy những tuyên bố về quyền lịch sử này là "không có cơ sở pháp lý" và Trung Quốc không đưa ra được chi tiết cụ thể.

Tài liệu cũng chỉ ra lý do về mặt địa lý nhằm bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, nói rằng hơn 100 thực thể mà Bắc Kinh đề cập ở Biển Đông đều chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Vì vậy, nó "vượt quá giới hạn hợp pháp về lãnh hải của bất cứ quốc gia nào”.

Trước đó, Bắc Kinh từng viện dẫn các đặc điểm địa lý như vậy để tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với "Tứ Sa", bao gồm 4 nhóm đảo: Đông Sa (đảo Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi Macclesfield). Tuy nhiên, nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chúng không đáp ứng được các tiêu chí về đường cơ sở theo Công ước của Liên Hợp Quốc.

Tài liệu nghiên cứu mới được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc ngày càng gia tăng. Washington xác định sự trỗi dậy của Bắc Kinh là mối đe dọa lâu dài của nước này.

Ủy ban Thượng viện Mỹ ủng hộ trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (SFRC) hôm 19/10 thông qua dự luật về trừng phạt các hoạt động tranh chấp chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Omicron khiến chiến lược 'Zero Covid-19' gặp khó ở Trung Quốc

Các nhà kinh tế nhận định chính sách "Zero Covid-19" sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đồng thời có thể không hiệu quả trước biến chủng mới dễ lây lan.

Minh An

Bạn có thể quan tâm