Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ muốn đặt lá chắn tên lửa tối tân ở Guam để đối phó 'đe dọa' từ TQ

Đô đốc Philip Davidson nói Mỹ cần hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore vận hành tại Guam trong vòng 5 năm tới nếu muốn duy trì ưu thế công nghệ trước các đối thủ trong khu vực.

Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) của Mỹ, đã đề nghị triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore đến đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Ông nhận định ngân sách cần được phê duyệt trong năm 2021 và hệ thống phải được vận hành trong vòng 5 năm tới nếu Mỹ muốn giữ ưu thế công nghệ trước những đối thủ trong khu vực, theo South China Morning Post.

dat la chan ten lua toi tan o Guam anh 1

Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: AP.

"Đó là ưu tiên số 1 của tôi và là động thái quan trọng nhất mà chúng ta có thể xúc tiến để thực thi nhanh chóng và toàn diện Chiến lược Quốc phòng", ông Davidson gọi việc triển khai "năng lực phòng không 360 độ liên tục và liên kết ở Guam" là bước đầu tiên của chiến lược.

Trả lời tạp chí National Defense, Đô đốc Davidson gọi lá chắn tên lửa Aegis Ashore là "Hệ thống Phòng thủ Nội địa Guam". Trước đó, Mỹ đã triển khai hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) đến hòn đảo để bảo vệ căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân Guam.

Theo ông Davidson, Guam cần lưới phòng không bao quát 360 độ phòng thủ trước "năng lực đe dọa" từ Trung Quốc trong tương lai. Ông cảnh báo những thách thức có thể bao gồm cả tên lửa đạn đạo bắn từ đất liền, thậm chí là tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình từ khí tài trên không hoặc trên biển.

Lance Gatling, chuyên gia về hàng không và vũ khí tại Tokyo, nhận định vị trí của Guam có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.

Đặt lá chắn tên lửa Aegis Ashore tại hòn đảo còn giúp củng cố mạng lưới đánh chặn tên lửa tầm xa của Mỹ, hiện đã có các tổ hợp đặt ở Alaska và California.

"Nhìn từ phương diện phòng thủ tên lửa, Guam có vị trí rất thuận lợi để bắn mọi tên lửa hướng về phía Mỹ", ông đánh giá.

Đô đốc Davidson đưa ra đề xuất chỉ vài tuần sau khi Nhật Bản hủy kế hoạch lắp đặt 2 tổ hợp Aegis Ashore tại nước này. Theo tính toán ban đầu, một tổ hợp sẽ đặt ở phía bắc Nhật Bản để đối phó mối đe dọa từ Triều Tiên. Tổ hợp còn lại được triển khai ở phía nam với hàm ý đối phó những thách thức từ Trung Quốc. Nhật Bản rút khỏi kế hoạch với lý do kinh phí.

Đề xuất triển khai Aegis Ashore đến Guam có chi phí khoảng 5,2 tỷ USD trong vòng 5 năm. Giới phân tích dự đoán đề xuất của ông Davidson sẽ được Hạ viện Mỹ chấp thuận nhằm củng cố năng lực đối trọng Trung Quốc tại khu vực.

Hải quân Mỹ công bố video tập trận trên Biển Đông Các hoạt động tập trận của nhóm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông xuất hiện trong video mừng quốc khánh do Hải quân Mỹ công bố ngày 4/7.

Phi cơ ném bom Mỹ đến Biển Đông, tập trận với tàu sân bay

Hai máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer Mỹ cất cánh từ căn cứ Andersen trên đảo Guam đến Biển Đông làm nhiệm vụ trong khuôn khổ chương trình Biệt đội Ném bom chiến lược tầm xa.

'Bộ tứ Kim cương' tập trận đồng loạt, gửi thông điệp cảnh báo Bắc Kinh

Hải quân Mỹ tổ chức diễn tập quân sự song song tại Biển Philippines và Ấn Độ Dương, với sự tham gia của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Động thái được cho là nhắm đến Trung Quốc.

Bộ đôi tàu sân bay Mỹ lại tập trận ở Biển Đông

Hải quân Mỹ cho biết hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz tiếp tục tập trận ở Biển Đông từ ngày 17/7, lần thứ 2 trong vòng hai tuần.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm