Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ không nên coi thường 'sát thủ tàu sân bay' DF-21D của TQ

Nếu hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc vận hành theo đúng thiết kế, nó sẽ trở thành mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm đối với các tàu sân bay và chiến hạm Mỹ.

Tên lửa DF-21D Trung Quốc được đánh giá là mối đe dọa đối với tàu sân bay của Mỹ.

Hoạt động của tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) không chỉ đơn thuần như một quả tên lửa thông thường mà nó còn đòi hỏi một hệ thống hỗ trợ phức tạp đi kèm. Không như việc phóng một quả tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu tĩnh, sát thủ ASBM cần được điều chỉnh hướng di chuyển trước thời điểm triệt hạ mục tiêu. Kể từ lúc phóng cho tới khi tấn công mục tiêu, quãng thời gian di chuyển của một ASBM là hơn 15 phút. 

Ngoài ra, sát thủ ASBM cũng cần được điều chỉnh từ xa hoặc có khả năng phát hiện tàu ngầm tấn công. Toàn bộ quá trình này phụ thuộc vào hoạt động của các bộ cảm biến phức tạp cũng như hệ thống thông tin liên lạc tích hợp giữa cảm biến và truyền thông tin tới hệ thống nhắm bắn.

Theo National Interest, Hải quân Mỹ hiện vô cùng lo ngại về hệ thống tên lửa chống tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc. Đây cũng chính là lý do khiến Mỹ đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển công nghệ tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên các tàu thuyền (ABM). Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn đang đưa ra những phương án đối phó khác nhau bao gồm tấn công trực tiếp vào bãi phóng DF-21 ngay khi cuộc chiến bắt đầu bằng các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN) hoặc sử dụng chiến tranh điện tử để gây rối khả năng định vị của DF-21. 

Một trong những điều quan trọng là Mỹ cần có năng lực gây nhiễu loạn hệ thống hỗ trợ cho ABM, khiến Trung Quốc không thể xác định, nhắm bắn và tấn công các nhóm tàu sân bay của Mỹ. 

Không ai có thể dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra nếu Quân đoàn pháo binh số 2 Trung Quốc bắn một loạt tên lửa DF-21D vào nhóm tàu sân bay của Mỹ. 

Chắc chắn, một số quả tên lửa này sẽ đi trượt mục tiêu. Trong khi, các đội hộ tống tàu sân bay Mỹ sẽ sử dụng hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo để tiêu diệt tên lửa của Trung Quốc. Ngoài ra, hệ thống chiến tranh điện tử Mỹ sẽ gây nhiễu loạn hướng di chuyển của tên lửa Trung Quốc và khiến chúng lao xuống biển mà không gây ra bất cứ tổn hại nào cho tàu thuyền Mỹ. Cuối cùng, một vài quả tên lửa Trung Quốc cũng sẽ bắn trúng tàu sân bay hoặc đội tàu của Mỹ. Nếu nhắm bắn thành công, tên lửa DF-21D đã hoàn thành xuất sắc "sứ mệnh tiêu diệt" tàu sân bay Mỹ và loại nó ra khỏi chiến trường. 

Trung Quốc đã nghiên cứu và phát triển DF-21D trên 10 năm. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tầm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối. Về lý thuyết, tên lửa DF-21D có tốc độ di chuyển cực nhanh, khoảng Mach 10 -15, như vậy thời gian dành cho đối phương để đánh chặn là rất ít.

Ngoài ra, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn là 1.500 - 2.000 km, không thể vươn tới Guam với khoảng cách khoảng trên 3.000 km. Nhưng, DF-21D vẫn sẽ là mối đe dọa không nhỏ tới các chiến hạm Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương cũng như Biển Đông và biển Hoa Đông. 

Hệ thống chống tiếp cận

Điều đáng nói là khả năng diệt tàu sân bay của Trung Quốc được tổ hợp trong một hệ thống phức tạp chứ không chỉ là phụ thuộc vào một loại vũ khí. Hệ thống chống tàu sân bay của Trung Quốc còn bao gồm các tàu ngầm hạt nhân và phi hạt nhân, máy bay tấn công tầm trung và xa, tàu chiến mặt nước và các căn cứ tên lửa hành trình đặt trên đất liền. Những cơ sở này có thể được sử dụng để phóng hàng loạt vũ khí mà quan trọng nhất là một lượng lớn tên lửa hành trình của Trung Quốc. 

Sát thủ diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc.

Với số lượng vũ khí triển khai rầm rộ, Bắc Kinh hoàn toàn đủ năng lực tiêu diệt tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, nếu chiến tranh bùng nổ, việc sử dụng tất cả vũ khí hay chỉ lựa chọn vài loại để tấn công phụ thuộc vào chiến lược chính trị và quân sự của Trung Quốc. 

Trong đó, sát thủ diệt tàu sân bay DF-21D chiếm ưu thế vượt trội hơn cả so với các vũ khí chống tàu sân bay khác mà Trung Quốc đang sở hữu. Khi được phóng từ các căn cứ trên mặt đất, DF-21D có thể tấn công những nhóm tàu sân bay ở khoảng cách lớn hơn rất nhiều so với mọi thế hệ tên lửa hành trình hiện nay. Trong khi, hệ thống phòng không Mỹ vốn được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công từ tên lửa hành trình của Liên Xô cũ thì việc phòng thủ trước một cuộc tấn công từ hệ thống tên lửa đạn đạo lại hoàn toàn là chuyện khác. 

Phản ứng của Mỹ

Sự phát triển của DF-21D đã thúc đẩy Mỹ tập trung nâng cấp lực lượng tàu chiến phòng không có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo hoạt động trên tàu tác chiến ven bờ Littoral và tàu khu trục DDG-1000. 

Siêu tàu khu trục DDG-1000.

Tuy nhiên, Mỹ đang cân nhắc những phương án lựa chọn khác như sử dụng các tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa hành trình, hoặc các thiết bị tấn công siêu thanh tấn công căn cứ quân sự Trung Quốc trước cả thời điểm Quân đoàn pháo binh số 2 kịp phóng DF-21D. Quân đội Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng các chiến binh mạng, và phương án tấn công tâm lý cũng như điện tử nhằm phá hoại hoạt động của các hệ thống trinh sát và thông tin liên lạc Trung Quốc. 

Xác định chiến lược 

Dù sở hữu các tên lửa đạn đạo chống hạm nhưng việc đưa vào sử dụng loại vũ khí này đối với Trung Quốc trong giao tranh lại là chuyện khác. Sự ra đời của các tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc cũng không nằm ngoài mục đích ngăn chặn Mỹ tham chiến. 

Nếu một tàu sân bay bị tấn công và đánh chìm, 6.000 thủy thủ Mỹ cũng sẽ hy sinh chỉ trong vài phút, viễn cảnh này buộc Tổng thống Mỹ cân nhắc có nên can thiệp vào các cuộc giao tranh mà Trung Quốc là một bên tham chiến. Ngoài ra, sự xuất hiện của các tên lửa đạn đạo chống hạm cùng hàng loạt hệ thống vũ khí đi kèm khiến các đô đốc Hải quân Mỹ thận trọng khi quyết định đưa toàn bộ hệ thống vũ khí vào vòng tấn công nguy hiểm. 

Tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo USS Louisana.

Các tàu sân bay không chỉ là đại diện mang tính biểu tượng cho sức mạnh quốc gia mà chúng chính là năng lực chiến đấu của quốc gia đó. Do đó, nếu mất đi 2 hay 3 tàu sân bay, năng lực can thiệp trên toàn cầu của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Tuy nhiên, giống như mọi hệ thống vũ khí tấn công toàn cầu, DF-21D cũng đang vấp phải một số vấn đề kỹ thuật. Điều cuối cùng là việc tấn công một tàu sân bay sẽ tạo ra mối nguy hiểm cực lớn bởi nó có thể khơi mào cho kế hoạch trả thù bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ. 

Ngoài ra, tên lửa đạn đạo chống hạm còn là vũ khí quan trọng trong "hệ thống vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn trên biển" của Trung Quốc. Mặc dù, không thể ngăn Hải quân Mỹ tiêu diệt tàu thuyền, các tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc vẫn có thể làm thay đổi phương pháp tấn công mà Mỹ đang theo đuổi. Tuy nhiên, việc sử dụng loại vũ khí trên là vô cùng nguy hiểm khi đẩy cả hai nước vào những hậu quả nghiêm trọng không thể dự đoán được.

http://infonet.vn/my-khong-nen-coi-thuong-sat-thu-tau-san-bay-df21d-cua-trung-quoc-post145902.info

Theo Minh Thu/Infonet

Bạn có thể quan tâm