Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đưa máy bay ném bom tàng hình tới Guam hỗ trợ Hàn Quốc

Không quân Mỹ sẽ đưa 3 chiếc oanh tạc cơ B-2 đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Hàn Quốc và Triều Tiên vừa trải qua những ngày căng thẳng.

Mỹ đưa B2 đến Guam. Ảnh: Wikipeadia
Mỹ sẽ đưa B-2 đến Guam. Ảnh minh họa: Wikipedia

"Chúng tôi đang triển khai 3 chiếc B-2 theo kế hoạch luân chuyển đến căn cứ Không quân Andersen ở Guam", Tướng Mark Welsh, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, nói ngày 24/8.

Tướng Welsh từ chối tiết lộ thời điểm các máy bay này được triển khai. Không quân Mỹ thường xuyên đưa máy bay ném bom đến châu Á – Thái Bình Dương để phô diễn sức mạnh và sẵn sàng cho những tình huống có thể xảy ra. 

Năm 2013, Mỹ từng điều động hai máy bay ném bom B-2 đến Hàn Quốc để thị uy đối với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, The Diplomat cho rằng động thái này không thể lặp lại sau khi hai miền Triều Tiên vừa đạt thỏa thuận ngày 25/8 để xóa tan căng thẳng.

Dẫu vậy, Tướng Welsh cho rằng: "Tình hình ở bán đảo Triều Tiên có nhiều sự việc đáng lo ngại. Bình Nhưỡng đã có tên lửa có thể vươn tới Hawaii và các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương, đây là điều đáng quan tâm nhất. Chúng tôi luôn theo dõi các động thái của họ mỗi ngày".

Chia sẻ quan điểm này, một quan chức quốc phòng khác của Mỹ cho biết quân đội phản ứng thận trọng trước tin Hàn - Triều đạt thỏa thuận. "Hiện còn quá sớm để khẳng định thỏa thuận này thành công trong việc hạ nhiệt căng thẳng hay không. Động thái cử máy bay ném bom nhằm gửi thông điệp trực tiếp đến Triều Tiên".

Tuần trước, Không quân Mỹ cho biết lực lượng này đã điều động 3 chiếc B-2 và 225 phi công từ căn cứ Whiteman ở bang Missouri đến châu Á - Thái Bình Dương từ ngày 7/8.

Thượng tá Robert Makros, chỉ huy phi đội ném bom thứ 13, cho hay các máy bay ném bom chiến lược có thể tấn công "vào bất cứ thời gian nào tại mọi địa điểm đặt mục tiêu trên toàn cầu với độ chính xác cao".

Tương lai Hàn - Triều ra sao sau vòng đàm phán thâu đêm?

Vòng đàm phán nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng mới nhất trên bán đảo Triều Tiên không thể xoa dịu các bất đồng giữa Bình Nhưỡng và Seoul trong khi nhiều mối đe dọa còn tiềm ẩn.

 

Chiến thuật 'bên miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên

Việc Triều Tiên nhượng bộ để hạ nhiệt căng thẳng, đạt thỏa thuận, sau các động thái điều động quân đội và tuyên bố chiến tranh là điều mà các nhà quan sát đã lường trước.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm