Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đưa 6 cơ quan có liên hệ tới khí cầu Trung Quốc vào danh sách đen

Mỹ hôm 10/2 đã thêm 6 thực thể Trung Quốc được cho là có liên quan đến khinh khí cầu nghi là do thám của Bắc Kinh vào danh sách đen hạn chế xuất khẩu.

Khinh khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ ngày 4/2. Ảnh: Reuters.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết đã thêm 5 công ty và một viện nghiên cứu mà họ tin là đã hỗ trợ "các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là các chương trình hàng không vũ trụ bao gồm khí cầu của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA)", Reuters đưa tin.

Cụ thể, các thực thể trên bao gồm Viện nghiên cứu 48 của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc, các công ty Công nghệ hàng không vũ trụ Nam Giang Bắc Kinh, Công nghệ Viễn thám Dongguan Lingkong, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Eagles Men, Công nghệ Hàng không Tian-Hai-Xiang Quảng Châu, và Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Shanxi Eagles Men.

Ông Matthew Axelrod, trợ lý phụ trách vấn đề xuất khẩu của Bộ trưởng Thương mại, nói: “Hành động hôm nay thể hiện những nỗ lực phối hợp của chúng tôi nhằm xác định và ngăn chặn việc Trung Quốc sử dụng khinh khí cầu do thám”.

Đầu tuần này, Mỹ cho biết họ sẽ xem xét hành động đáp trả đối với các thực thể có liên hệ với quân đội Trung Quốc mà Washington tin là hỗ trợ cho khinh khí cầu Trung Quốc bay qua không phận Mỹ trong khoảng một tuần.

Phía Mỹ khẳng định đây là khinh khí cầu do thám, đe dọa đến chủ quyền và an ninh của đất nước, bất chấp việc Bắc Kinh liên tục bác bỏ và nói rằng đó chỉ là khinh khí cầu nghiên cứu khí hậu bay lạc.

Việc bị thêm vào danh sách đen sẽ khiến các công ty nói trên khó nhập hàng hóa công nghệ của Mỹ. Cả Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump đều sử dụng danh sách này để trừng phạt các công ty Trung Quốc bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và ngăn cản Bắc Kinh dò la thông tin của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi hôm 9/2 xác nhận Bắc Kinh từ chối điện đàm sau khi Washington ra lệnh bắn hạ khinh khí cầu, đồng thời gọi hành động này là cách tiếp cận sai lầm, theo South China Morning Post.

"Cách tiếp cận sai lầm nghiêm trọng của Mỹ đã không thể tạo ra bầu không khí phù hợp cho đối thoại, trao đổi giữa quân đội hai nước. Do đó, Trung Quốc không chấp nhận yêu cầu điện đàm giữa hai bộ trưởng Quốc phòng", ông Đàm Khắc Phi nói.

Khoảnh khắc khinh khí cầu bị tên lửa bắn hạ trên biển Mỹ hôm 4/2 đã sử dụng máy bay F-22 và tên lửa AIM-9X để bắn hạ khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc sau khi nó bay qua toàn bộ nước Mỹ.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị.

Mỹ xem xét đáp trả vụ khinh khí cầu Trung Quốc

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ xem xét hành động chống lại các thực thể có liên hệ với quân đội Trung Quốc tham gia hỗ trợ vụ xâm nhập khinh khí cầu.

Luật quốc tế nói gì về việc Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc?

Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lập trường khác nhau trên phương diện luật quốc tế trong sự cố khinh khí cầu Trung Quốc bay qua không phận Mỹ.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm