Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ dự kiến tăng gấp 3 công suất điện hạt nhân vào năm 2050

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra kế hoạch tăng gấp 3 công suất điện hạt nhân vào năm 2050, trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng cao.

Mỹ dự kiến triển khai thêm 200 GW công suất điện hạt nhân vào năm 2050. Ảnh: Bloomberg.

Theo lộ trình được công bố ngày 12/11, Mỹ sẽ triển khai thêm 200 GW công suất điện hạt nhân vào năm 2050, thông qua việc xây dựng các lò phản ứng mới, khởi động lại nhà máy và nâng cấp các cơ sở hiện có, theo Bloomberg.

Nhà Trắng đặt mục tiêu đưa 35 GW công suất mới vào hoạt động chỉ sau hơn một thập kỷ.

Chính quyền Tổng thống Biden đang giải quyết các vấn đề cản trở sự phát triển của năng lượng hạt nhân, bao gồm tình trạng thiếu lao động có tay nghề, nguồn cung nhiên liệu trong nước và cơ sở hạ tầng quản lý.

“Chúng tôi đã loại bỏ rất nhiều trở ngại gây ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn điện không phát thải carbon này”, ông Ali Zaidi, Cố vấn khí hậu của Nhà Trắng cho biết.

Đáng chú ý, chiến lược này có thể được tiếp tục ủng hộ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã kêu gọi xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới như một cách để cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu và nhà máy đang thiếu hụt năng lượng.

Ngành công nghiệp hạt nhân và sự vực dậy đầy tiềm năng của ngành này cũng nhận được sự ủng hộ của 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Đáng chú ý, vào tháng 7, quốc hội Mỹ đã thông qua luật và cho phép Ủy ban Quản lý Hạt nhân Mỹ (NRC) quản lý các lò phản ứng tiên tiến, cấp phép nhiên liệu mới và đánh giá những bước đột phá trong sản xuất. Điều này giúp tiến độ xây dựng các lò phản ứng trở nên nhanh hơn và tiết kiệm chi phí.

Hiện nay, nhu cầu về hạt nhân đang tăng lên khi các quốc gia đẩy mạnh việc bổ sung các nguồn điện có mức phát thải thấp.

Bên cạnh đó, mức tiêu thụ điện của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm xử lý dữ liệu cho trí tuệ nhân tạo trở nên cao hơn.

Vào tháng 9, Microsoft đã đạt được thỏa thuận về điện từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở Pennsylvania (Mỹ).

Trong khi đó, Google, Amazon và công ty của tỷ phú Ken Griffin đều nằm trong danh sách những công ty dành nhiều sự quan tâm đến việc phát triển nguồn năng lượng này.

Kế hoạch trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo nhiều nước tham gia Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan. Nhiều quốc gia đứng trước sức ép về việc làm thế nào để cắt giảm khí thải cacbon. Trong khi đó, Mỹ và khoảng 20 quốc gia khác đã ký cam kết tăng gấp 3 công suất điện hạt nhân vào năm 2050.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, khi các công nghệ như năng lượng mặt trời và gió tăng vọt kể từ năm 2010, công suất hạt nhân vẫn không có nhiều thay đổi.

Nhiều nước vẫn còn dè chừng bởi sự tác động của thảm họa kép động đất, sóng thần và sự cố tan chảy năm 2011 tại nhà máy Fukushima Dai-Ichi của Nhật Bản.

Những người ủng hộ việc phát triển năng lượng hạt nhân cho biết Mỹ có thể khuyến khích các nhà phát triển nguồn năng lượng này bằng cách triển khai các kế hoạch trong nước.

Theo báo cáo của chính quyền Tổng thống Biden, để đạt được mục tiêu năm 2035, Mỹ cần hành động nhanh chóng để thiết lập đủ đơn đặt hàng cho các lò phản ứng. Đây sẽ là một bước đi giúp kích thích sự đầu tư vào chuỗi cung ứng nhiên liệu và linh kiện.

“Điều bắt buộc ở đây là Mỹ và các nước đồng minh phải cạnh tranh hiệu quả để cung cấp năng lượng hạt nhân sạch và an toàn cho thế giới”, báo cáo nêu rõ.

Nhiều khuyến nghị cho rằng cần đẩy nhanh việc cấp phép công nghệ liên bang cho các lò phản ứng lớn và đảm bảo sự rõ ràng trong chính sách hỗ trợ thuế.

Đồng thời, việc bổ sung thêm các lò phản ứng mới tại các nhà máy hiện có và cân nhắc triển khai các lò phản ứng siêu nhỏ tại các cơ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang được cân nhắc.

Điện hạt nhân đang được các quốc gia phát triển thế nào

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới quan tâm lớn đến điện hạt nhân. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ là 2 nước lớn cạnh tranh chạy đua trong ngành công nghiệp này.

Google đầu tư điện hạt nhân để phát triển AI

Google cam kết đầu tư vào các lò phản ứng hạt nhân nhỏ (SMR) công nghệ mới, nhằm sản xuất năng lượng sạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của công nghệ AI.

Đức đoạn tuyệt với năng lượng hạt nhân

Chính phủ Đức tuyên bố nước này bước vào kỷ nguyên năng lượng mới sau khi đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng hôm 15/4 bất chấp nhiều tranh cãi.

Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Anh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm