Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ chấm dứt quy chế tối huệ quốc với Nga

Quốc hội Mỹ ngày 7/4 đã bỏ phiếu kết thúc quan hệ thương mại bình thường với Moscow trong bối cảnh Nhà Trắng tăng cường áp lực lên Nga vì xung đột ở Ukraine. 

Đạo luật - cũng áp dụng cho đồng minh của Nga là Belarus và cho phép Tổng thống Joe Biden tăng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ hai nước này - đã được Thượng viện nhất trí thông qua với 100% thượng nghị sĩ tán thành trước khi được Hạ viện phê duyệt, theo AFP.

Hạ viện từng thông qua một dự luật tương tự vào tháng trước, nhưng khi đưa lên Thượng viện đã tạo ra cuộc tranh cãi không hồi kết.

toi hue quoc anh 1

Tổng thống Joe Biden đã thông báo về quyết định hủy quan hệ thương mại bình thường với Nga vào tháng trước. Ảnh: AP.

Hồi đầu tháng 3, Tổng thống Joe Biden đã thông báo về bước đi này, theo đó Mỹ cùng các đồng minh quyết định tước bỏ quy chế "tối huệ quốc" của Nga, tức hủy bỏ quy chế quan hệ thương mại bình thường với Moscow.

“Tối huệ quốc” là nguyên tắc then chốt của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Theo nguyên tắc này, một thành viên WTO cần phải đảm bảo đối xử công bằng với các nước khác về phương diện thuế quan và quy định pháp lý. Quốc gia chủ nhà có nghĩa vụ trao cho mọi quốc gia thành viên của WTO những ưu đãi về thương mại tối thiểu ở mức tương đương với bất cứ quốc gia thành viên nào khác của WTO.

Mất đi đãi ngộ “tối huệ quốc” đồng nghĩa với việc một số hàng hóa nhập khẩu từ Nga sẽ chịu mức thuế cao.

Tuy nhiên, việc chấm dứt quy chế tối huệ quốc được cho là sẽ có tác động hạn chế do Mỹ không phải là bạn hàng lớn của Nga.

Năm 2021, Mỹ nhập khẩu chưa tới 30 tỷ USD các loại hàng hóa từ Nga, trong đó có 17,5 tỷ USD dầu thô.

Liên Hợp Quốc đình chỉ Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền

Quyết định được ra sau cuộc bỏ phiếu ngày 7/4 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, liên quan đến việc Ukraine cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm cho thực trạng ở Bucha.

Canada, Anh và Australia phản ứng trái ngược đồng minh EU

Anh, Canada và Australia đến nay vẫn từ chối trục xuất các nhà ngoại giao Nga, trái với phản ứng mạnh tay của 15 nước thuộc EU nhằm phản ứng trước các cáo buộc tại Bucha, Ukraine.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm