Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ - Anh - Australia cùng phát triển tên lửa siêu vượt âm

Mỹ, Anh và Australia hôm 5/4 công bố kế hoạch hợp tác phát triển vũ khí hiện đại, bao gồm tên lửa siêu vượt âm. Động thái này được cho là nhằm đối phó với Trung Quốc và Nga.

Trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison, ba nhà lãnh đạo đã “tái khẳng định cam kết đối với AUKUS, cũng như một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, theo South China Morning Post.

Các nhà lãnh đạo cho biết sẽ hợp tác về “vũ khí siêu vượt âm, chống siêu vượt âm, và khả năng tác chiến điện tử”, đồng thời sẽ “mở rộng chia sẻ thông tin” và cùng nhau hợp tác nhiều hơn về "đổi mới quốc phòng”.

Lien minh AUKUS anh 1

Liên minh AUKUS bao gồm 3 nước: Mỹ, Anh và Australia. Ảnh: Reuters.

“Những sáng kiến này sẽ bổ sung vào các nỗ lực hiện có của chúng tôi, nhằm tăng cường hợp tác về các khả năng không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và bổ sung năng lực dưới đáy biển", tuyên bố cho biết.

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Washington và nhiều đồng minh thân cận, bao gồm cả những đồng minh trong liên minh AUKUS, vẫn tập trung vào mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Bắc Kinh, ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn chưa rõ hồi kết.

Việc Trung Quốc nhanh chóng chế tạo nhiều vũ khí siêu vượt âm hơn đã đưa ra lời cảnh báo đối với Washington và các nước khác trên thế giới. Một báo cáo của Quốc hội Mỹ hồi tháng trước cho thấy Trung Quốc và Nga đều đã phát triển tên lửa siêu vượt âm có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, phía Moscow tuyên bố đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm trong cuộc chiến tại Ukraine.

Triều Tiên cũng tuyên bố đang phát triển tên lửa siêu vượt âm, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.

Zhang Jun, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, lên án tuyên bố của AUKUS vào ngày 5/4, cảnh báo rằng nó có thể “đưa các khu vực khác trên thế giới vào một cuộc khủng hoảng” như ở Ukraine, theo Reuters.

Chính quyền Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng họ coi trọng quan hệ đối tác như AUKUS để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Thông báo hôm 5/4 là tuyên bố chung đầu tiên của ba nhà lãnh đạo kể từ khi quan hệ đối tác được hình thành. Tuyên bố cũng cho biết cả ba "hài lòng" với tiến độ đưa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đến Australia, một động thái được công bố khi liên minh được thành lập.

Australia nói Trung Quốc 'phi lý' khi phản ứng với AUKUS

Bộ trưởng Quốc phòng Australia bác bỏ phản ứng của đại sứ Trung Quốc đối với hiệp ước an ninh AUKUS giữa nước này với Anh và Mỹ.

ASEAN giữa cuộc cạnh tranh của các cường quốc

Các chuyên gia cho rằng ASEAN cần phát huy vai trò hơn nữa trước những thách thức tới từ các quan hệ hợp tác "tiểu đa phương" như AUKUS và QUAD.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm