Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một doanh nghiệp bán vườn điều ở Lào lấy vốn trồng sầu riêng

CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk sẽ bán hơn 36 ha vườn điều tại Lào với giá từ 142 triệu đồng để lấy vốn trồng sầu riêng - lĩnh vực đang mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

DRI bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2018, đến nay mảng này đã trở thành nguồn lợi nhuận lớn của doanh nghiệp. Ảnh: DRI.

CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) vừa thống nhất chủ trương cho phép công ty con Daklaoruco bán vườn điều tại Lào với tổng diện tích hơn 36 ha.

Giá khởi điểm được đưa ra là hơn 122,7 triệu kíp, tương đương khoảng 142 triệu đồng. Toàn bộ số tiền thu về sẽ được tái đầu tư vào dự án trồng sầu riêng năm 2025.

Trên thực tế, từ năm 2018, DRI đã triển khai trồng sầu riêng trên diện tích hơn 69 ha tại Đắk Lắk. Đến quý IV/2023, doanh nghiệp bắt đầu ghi nhận nguồn thu đầu tiên từ mảng sầu riêng, đạt hơn 2 tỷ đồng doanh thu và lãi gộp 1,7 tỷ đồng.

Với giá vốn chỉ khoảng 365 triệu đồng, hiệu suất kinh doanh từ sầu riêng ấn tượng khi đạt tỷ lệ "1 lời 5".

Đáng chú ý, trong quý III năm nay, sầu riêng đã mang về gần 17,7 tỷ đồng doanh thu cho DRI, trong khi giá vốn chỉ khoảng 5,4 tỷ đồng, tạo ra lợi nhuận gộp hơn 12 tỷ đồng.

Biên lãi gộp của mặt hàng này đạt xấp xỉ 69%, tức mỗi 10 đồng doanh thu thì lợi nhuận lên tới 7 đồng. Dù chỉ chiếm 12% doanh thu thuần, mảng sầu riêng đóng góp tới 20% lợi nhuận gộp.

Theo kế hoạch, DRI dự kiến thu hoạch 300 tấn sầu riêng trong năm nay, với giá bán bình quân 50 triệu đồng mỗi tấn. Doanh thu cả năm kỳ vọng đạt 15 tỷ đồng, tạo ra lãi gộp hơn 4,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong phiên họp thường niên hồi tháng 5, ban lãnh đạo cho biết giá bán sầu riêng đã cao hơn.

Thực tế, trong vụ nghịch mùa tháng 11, giá tại vườn tăng gần gấp đôi, giúp ngành sầu riêng trở thành điểm sáng trong xuất khẩu nông sản năm nay.

Theo thống kê của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 6,6 tỷ USD, trong đó sầu riêng chiếm khoảng 40-45%, tương ứng hơn 3 tỷ USD, chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội, cho biết hiện Thái Lan, Philippines đã hết sầu riêng chính vụ, trong khi đó, Việt Nam tiếp tục có sầu riêng trái vụ. Những tháng cuối năm nay, Việt Nam sẽ là nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc.

"Sầu riêng Việt Nam tại Trung Quốc hiện nay 'một mình một chợ', nên dự kiến giá xuất khẩu tiếp tục tăng cao tháng cuối năm. Dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể chạm mốc 3,2 tỷ USD, tức tăng hơn năm ngoái 1 tỷ USD", ông Nguyên chia sẻ.

Sầu riêng Việt Nam chiếm gần nửa thị trường nhập khẩu của Trung Quốc

10 tháng qua, Trung Quốc nhập gần 1,5 triệu tấn sầu riêng (giá trị gần 6,7 tỷ USD). Trong số này, sầu riêng của Việt Nam chiếm khoảng 47%.

Sầu riêng Việt Nam vượt Thái Lan xuất khẩu vào Trung Quốc

Trong tháng 9, quốc gia tỷ dân đã nhập khẩu 228.000 tấn sầu riêng các loại. Trong đó, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất sang thị trường này.

Sầu riêng Đông Nam Á không ngại sầu riêng 'tự cung tự cấp' Trung Quốc

Dù chiến lược "tự cung tự cấp" của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu sầu riêng, các nhà sản xuất Đông Nam Á vẫn chiếm ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm