Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sầu riêng Việt Nam vượt Thái Lan xuất khẩu vào Trung Quốc

Trong tháng 9, quốc gia tỷ dân đã nhập khẩu 228.000 tấn sầu riêng các loại. Trong đó, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất sang thị trường này.

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã vượt qua Thái Lan. Ảnh: Vựa sầu riêng Sáu Hữu.

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng 9, sản lượng sầu riêng nhập khẩu vào nước này đạt hơn 894 triệu USD, tăng 58% về lượng và tăng 39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 9 tháng, Trung Quốc đã chi 6,2 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 1,38 triệu tấn sầu riêng, tăng 11% về lượng và gần 6% về giá trị.

Sầu riêng Việt Nam thắng thế

Đáng chú ý, trong tháng 9, Việt Nam đã trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc khi sản lượng đạt xấp xỉ 177.000 tấn, giá trị gần 641 triệu USD. Sản lượng này chiếm đến 72% kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong tháng, đồng thời tăng đột biến 90% về lượng và 72% về giá trị so với tháng 9/2023.

Tính trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt gần 618.000 tấn, tăng 72%. Chỉ riêng việc xuất khẩu sang thị trường tỷ dân, loại trái cây này đã đem về cho Việt Nam 2,45 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong tháng 9, Trung Quốc đã giảm nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan xuống 58.000 tấn, giá trị hơn 243 triệu USD.

Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, Thái Lan vẫn là nước cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc với gần 755.000 tấn (chiếm hơn 60% tổng lượng sầu riêng nhập khẩu), giá trị 3,73 tỷ USD, giảm 14% về lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Việt Nam xếp thứ 2 với khoảng 40% thị phần sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc. Malaysia, Philippines dù đã được cấp phép xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 0,3%.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn (tỉnh Đắk Lắk) nhận định hiện tại, sản lượng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã vượt Thái Lan.

Vào mùa vụ cao điểm, công ty thường xuất khẩu khoảng 54.000 tấn sầu riêng theo đường chính ngạch qua Trung Quốc.

“Hiện tại, mùa vụ tại Tây Nguyên đã hết nên sản lượng sầu riêng nghịch vụ tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, công ty vẫn đảm bảo đủ số lượng sầu riêng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc”, đại diện doanh nghiệp nói thêm.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết Việt Nam hiện là nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho đất nước tỷ dân.

Theo đó, mùa vụ sầu riêng tại Việt Nam diễn ra quanh năm ở các tỉnh thành khác nhau, trong khi các nước khác ở khu vực Đông Nam Á không còn hàng.

Đồng thời, ông Nguyên khẳng định hiện tại, Việt Nam không chỉ là nguồn cung sầu riêng duy nhất cho thị trường Trung Quốc mà còn cho cả các thị trường khác trên thế giới như châu Âu, Mỹ…

Cũng theo ông Nguyên ước tính trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ đạt cao nhất khoảng 3,3 tỷ USD, thấp hơn khoảng 200 triệu USD so với dự báo trước đó.

Tăng trưởng chậm lại

Tuy vậy, dựa theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam ước tính trong tháng 11, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt sơ bộ 445 triệu USD, giảm 14% so với tháng trước.

Trước đó, sầu riêng là loại trái cây chiếm khoảng 40-45% kim ngạch xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm nay.

xuat khau vuot Thai Lan,  nguon cung sau rieng anh 1

Sản lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong tháng gần đây. Ảnh: Phạm Ngôn.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 10 sản lượng sầu riêng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại, khiến tăng trưởng xuất khẩu toàn ngành rau quả sụt giảm.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã giảm 68% so với tháng trước và chỉ đạt 212 triệu USD.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên xuất khẩu sầu riêng tháng 9 tăng tích cực nhưng từ giữa tháng 10, sầu riêng đã trở nên khan hiếm. Năm nay, thời tiết diễn biến thất thường nên đã gây ảnh hưởng lớn đến mùa vụ sầu riêng.

Đến cuối vụ, nhiều nhà vườn đang trồng sầu riêng bị thất thu bởi tình hình mưa diễn biến thất thường. Điều này dẫn đến việc sản lượng bị hao hụt, không đủ xuất khẩu.

Tuy vậy, ông Nguyên cho biết các thị trường nhỏ hơn nhập khẩu sầu riêng Việt Nam vẫn tăng mạnh. Trong đó, Papua New Guinea đạt 1,8 triệu USD, tăng 550%; xuất khẩu sang Mỹ đạt 1,5 triệu USD, tăng 63%.

Trung Quốc sẽ chi 10 tỷ USD mua sầu riêng, cảnh báo cho hàng Việt

Trung Quốc sẽ chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng thời gian tới. Song, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật đưa ra những cảnh báo với sầu riêng Việt khi xuất sang thị trường này.

Trung Quốc tự trồng thanh long, sầu riêng cạnh tranh trái cây Việt

Tính riêng thanh long, kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này sang Trung Quốc chỉ đạt 203 triệu USD sau nửa đầu năm nay, giảm 26% so với cùng kỳ.

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi được cấp phép sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa ký 3 nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu Việt Nam sang Trung Quốc.

Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Anh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm