Lãnh đạo ngành y tế thăm hỏi bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn chè. |
Đó là bệnh nhân Nguyễn Thị H., 63 tuổi, ngụ xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ngày 4/2, bà Hồng cùng hàng chục người dân trong ấp Long Hòa, xã Long Điền A ăn chè đậu trắng do bà Nguyễn Thị Ánh T. nấu tặng.
Ăn xong, 88 người đã bị ngộ độc, trong đó, có 53 trường hợp bị nhẹ đã mua thuốc uống và tự điều trị tại nhà, 35 trường hợp còn lại bị nặng hơn được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới cấp cứu.
Qua khám sàng lọc, có 4 trường hợp bị ngộ độc nặng, trong đó, có bệnh nhân Nguyễn Thị H., nên ngày 5/2, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới đã chuyển 4 ca này đến Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân Nguyễn Thị H. nhập viện trong tình trạng lừ đừ, nôn ói nhiều lần, đại tiện phân lỏng nhiều lần không đàm máu, sốt, đau bụng quanh rốn...
Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân H. bị sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hóa biến chứng suy đa cơ quan (thận - gan - tuần hoàn - toan chuyển hóa nặng); nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn khác, ngộ độc thức ăn từ chè; bệnh nhân cũng bị thoái hóa cột sống thắt lưng... nên bệnh viện cho thở oxy, thở máy xâm lấn, truyền dịch. Nhưng sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân Nguyễn Thị H. đã tử vong.
Sở Y tế tỉnh cũng cho biết trong số 3 ca ngộ độc nặng, 2 ca sức khỏe đã phục hồi, một ca đang theo dõi tiếp đang chuyển biến tích cực.
Các bệnh nhân cho biết họ ăn một bát chè đậu trắng có nước cốt dừa không ôi thiu, không mùi vị lạ nhưng sau đó bị đau quặn bụng từng cơn khoảng 5 phút, tiêu chảy 3-4 lần.
Hiện, Sở Y tế tỉnh đang chờ kết quả phân tích của ngành chức năng về các mẫu chè đậu trắng do bà Nguyễn Thị Ánh T. nấu đãi.
Những cuốn sách hay về xã hội
Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.