Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Mở rộng 5 tuyến đường ở TP Thủ Đức rất cấp bách

Đều là các trục đường huyết mạch kết nối cảng, khu dân cư lớn, nhưng các tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp… chỉ rộng 6-8 m nhiều năm ùn tắc nghiêm trọng.

5 tuyen duong o TP Thu Duc anh 1

Đều đặn 7h sáng, chị Nguyễn Thị Loan, 34 tuổi (ngụ gần vòng xoay Phú Hữu, TP Thủ Đức) phải đi trên đường Nguyễn Duy Trinh, hướng đến cảng Phú Hữu để nhập hàng về bán. Thế nhưng, để đi qua vòng xoay Phú Hữu khoảng 200 m, người phụ nữ gọi đó là “trận chiến” với “hạm đội” xe container mỗi ngày.

Đó không chỉ là nỗi ám ảnh của riêng chị Loan, nhiều người dân phải đi học, đi làm qua con đường này nhiều năm qua cũng bức xúc vì thường bị lọt thỏm trong dòng xe tải nối dài.

Do chật hẹp, không đảm bảo an toàn cho người dân, Nguyễn Duy Trinh cùng Đỗ Xuân Hợp, Lã Xuân Oai, Lê Văn Việt, Lò Lu (TP Thủ Đức) được UBND TP.HCM nhìn nhận cần cấp bách nâng cấp, mở rộng lên 30 m. Và dù 5 tuyến đường này đã nằm trong danh sách dự án đầu tư giai đoạn 2021-2030, đến nay, vẫn chưa có công trình nào trong số này hoàn thành.

Sơ sẩy là tai nạn

Trong số 5 con đường được quy hoạch nâng cấp, mở rộng, Nguyễn Duy Trinh là tuyến huyết mạch của TP Thủ Đức. Con đường này dài hơn 9 km, nối quận 2 qua quận 9 (cũ) và được xem là cung đường “tử thần” khi mỗi năm đều có hàng loạt vụ tai nạn từ bị thương đến chết người xảy ra. Tuyến đường này cũng là một trong 4 điểm đen giao thông và ùn tắc nhiều năm nay trên địa bàn.

Rất cần sự đồng thuận của người dân để dự án sớm được khởi công, hoàn thành theo tiến độ

TS Nguyễn Kim Cương

Chị Nguyễn Thị Loan cho biết với vị trí độc đạo qua cảng Phú Hữu, đường Nguyễn Duy Trinh mỗi ngày đều trong tình trạng dày đặc xe container. "Đường hẹp, xe đông và nhất là các loại ôtô lớn nối đuôi nhau chạy rầm rập chỉ sơ sẩy rất dễ tai nạn”, chị Loan nói và cho biết xe tải nặng bị cấm chạy trên tuyến đường này giờ cao điểm sáng chiều, nhưng vẫn không “ăn thua”.

Kế hoạch mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh từ đoạn giao Võ Chí Công đến cảng Phú Hữu đã có hơn 3 năm trước, với quy mô lên 30 m trên tổng chiều dài 1,6 km, vốn đầu tư hơn 830 tỷ đồng. Dự kiến khởi công năm 2021; tuy nhiên, đến nay, dự án chưa thực hiện và đang triển khai việc bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tương tự, đường Lê Văn Việt kết nối từ ngã tư Thủ Đức đến Lã Xuân Oai, cũng đón mật độ xe lớn dày đặc mỗi ngày. Con đường tập trung nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, bệnh viện… kéo theo nhu cầu đi lại liên tục tăng cao những năm gần đây.

Theo quy hoạch, tuyến này được nâng cấp, mở rộng với quy mô 30 m trên chiều dài 1,6 km. Tổng vốn đầu tư là 789 tỷ đồng. Tuy nhiên, tuyến đường hiện chỉ rộng khoảng 6 m lại thêm điểm “thắt cổ chai” tại nút giao Lê Văn Việt - Đình Phong Phú dẫn đến ùn tắc thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng ngập nặng sau mưa lớn trên nhiều đoạn của tuyến đường này cũng khiến việc sinh hoạt, mua bán của người dân bị đảo lộn.

5 đường nối trung tâm ở TP.HCM trễ hẹn nâng cấp 5 tuyến đường Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh, Lã Xuân Oai, Lê Văn Việt và Lò Lu vẫn trễ hẹn thi công sau một năm UBND TP.HCM phê duyệt nâng cấp, mở rộng.

Ngoài những tuyến đường trên, TP Thủ Đức còn 3 tuyến khác như Lò Lu, Lã Xuân Oai, Đỗ Xuân Hợp cũng được thành phố lên kế hoạch mở rộng, nhưng đến nay chưa triển khai được vì vướng giải phóng mặt bằng và vốn đầu tư.

Trong đó, đường Đỗ Xuân Hợp dự kiến được mở rộng lên 30 m trên tổng chiều dài 1,8 km từ cầu Nam Lý đến đường Nguyễn Duy Trinh. Công trình đang triển khai đoạn từ cầu Nam Lý đến ngã rẽ vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Hai tuyến đường Lò Lu và Lã Xuân Oai cũng được nâng cấp, mở rộng lên 30 m với vốn đầu tư lần lượt 751 tỷ đồng497 tỷ đồng. Hiện, các dự án này vẫn chưa được triển khai vì vướng giải phóng mặt bằng.

Rất cấp bách

Hai năm trước, khi quyết định xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông được ban hành, TP.HCM kỳ vọng TP Thủ Đức sẽ trở thành một đô thị hiện đại mang tầm vóc quốc tế. Nơi có thể đóng góp 30% GRDP của TP.HCM và 6% GDP của cả nước. Muốn như vậy, trước mắt mật độ những tuyến đường nhỏ hẹp ở khu vực này phải nâng lên quy chuẩn lộ giới từ 15 m trở lên. Quỹ đất dành cho đường ít nhất từ 20% đến 25%.

Mở rộng đường là giai đoạn đầu, tiếp theo phải khép kín 5 tuyến đường này, tương tự định hướng làm vành đai TP.HCM

KTS Ngô Viết Nam Sơn

Các chuyên gia nhìn nhận lần mở rộng 5 tuyến đường này chưa thực sự thay đổi được bài toán lớn cho hạ tầng TP phía đông, thế nhưng lại rất cấp bách để giải quyết những điểm nghẽn cục bộ hiện tại ở khu vực. Việc khơi mở những tuyến này sẽ đảm bảo quy chuẩn một đô thị hiện đại và thay đổi bộ mặt khu dân cư lụp xụp ở khu vực.

Song trên thực tế, cả 5 tuyến đường vẫn đang gặp nhiều khó khăn vì vướng giải phóng mặt bằng nhiều năm qua.

TS Nguyễn Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, nhìn nhận việc mở rộng những tuyến đường này đòi hỏi giải tỏa và đền bù rất lớn. Để làm được, chính quyền cần quyết liệt và cố gắng đến cùng.

5 tuyen duong o TP Thu Duc anh 2

Người dân lưu thông qua đường Đỗ Xuân Hợp, đoạn cầu Nam Lý, TP Thủ Đức. Ảnh: Chí Hùng.

Ông cho rằng nếu vẫn đi theo lối mòn bồi thường, đền bù, giải tỏa thì sẽ không đem lại hiệu quả. Trong khi đó, Nhà nước phải bỏ ra một nguồn vốn rất lớn. “Vì vậy, chúng ta rất cần sự đồng thuận của người dân để dự án sớm được khởi công, hoàn thành theo tiến độ", TS Nguyễn Kim Cương nói.

Có quan điểm khác, ông Vũ Đức Thắng, nguyên Phó phòng Giao thông Công chánh TP.HCM, cho rằng để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông liên khu vực tại đây, thành phố không chỉ dừng lại ở việc mở rộng 5 tuyến đường. Thay vào đó, khu vực cần được ưu tiên phát triển mạng lưới đường cơ sở, đặc biệt là vành đai 2, vành đai 3, mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hoàn thành nút giao thông An Phú cũng như các trục đường xương sống ở TP Thủ Đức.

5 tuyen duong o TP Thu Duc anh 3

Việc mở rộng các tuyến đường giúp cải tạo những khu dân cư lụp xụp trên địa bàn - đường Đỗ Xuân Hợp. Ảnh: Chí Hùng.

Ở góc nhìn rộng hơn, KTS Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects & Planners, cho rằng còn nhiều vấn đề trước mắt khi để mở rộng 5 tuyến đường này. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, với hiện trạng của Nguyễn Duy Trinh, Lã Xuân Oai, Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp và Lò Lu, thành phố cần thiết lập các nút giao thông khác cao độ để hạn chế xung đột phương tiện.

Thứ hai, thành phố phải tính toán từ bây giờ về việc quy hoạch kiến trúc, không gian hai bên đường khu vực cho xứng tầm. Rút kinh nghiệm sau tuyến Phạm Văn Đồng, đường được mở rộng thênh thang nhưng không gian 2 bên còn trải dài những công trình, nhà phố nhỏ lẻ. "Nghĩa là chúng ta chỉ mở đường, nhưng lại không tận dụng được giá trị mới của con đường", KTS Sơn nói.

Cuối cùng, các tuyến đường này phải được gấp rút đồng bộ hệ thống giao thông công cộng. Chuyên gia cho rằng vấn đề này phải đặt lên hàng đầu, vì nếu không đủ quyết liệt, thì những tuyến đường này vẫn sẽ kẹt xe dù được mở rộng.

"Hãy xem việc mở rộng đường là giai đoạn đầu. Còn giai đoạn tiếp theo chúng ta phải khép kín 5 tuyến đường này, tương tự định hướng chúng ta đang làm với đường vành đai TP.HCM. Vì nếu các tuyến đường mở rộng lẻ mẻ, đứt khúc thì hiệu quả theo kỳ vọng không cao", KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.

Con đường 'tử thần' nằm dài chờ sửa ở TP.HCM

Sau nhiều lần dời ngày khởi công, đến nay dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh vẫn chưa được thực hiện.

Đoạn đường hơn 2 km sửa 4 năm chưa xong

Chưa thống nhất phương án đền bù và giải tỏa mặt bằng, dự án mở rộng, nâng cấp đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức) vẫn đang "dậm chân" tại chỗ.

Đoạn đường 1,5 km kẹt xe triền miên vì chậm mở rộng ở TP.HCM

Sau hơn 3 năm triển khai, đường Lê Văn Việt (TP Thủ Đức) còn 1,5 km chưa thể kết nối với tuyến đường đã mở rộng. Nút thắt này gây kẹt xe triền miên.

Thư Trần

Bình luận

Bạn có thể quan tâm