Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỏ Mặc Giang là chìa khóa quan trọng để tìm nguồn gốc Covid-19

Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm Mỹ Anthony Fauci thúc giục Trung Quốc công bố thêm thông tin về các ca mắc tại mỏ Mặc Giang trong nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc Covid-19.

Khu mỏ nằm ở núi Mặc Giang, tây nam Trung Quốc, cách Vũ Hán khoảng 1.500 km, hiện được xem là nơi Covid-19 được xác định lần đầu tiên, Reuters đưa tin.

Mặc dù chi tiết tiểu sử đầy đủ của ca mắc ban đầu tại khu mỏ chưa được công bố, hồ sơ y tế của những người này đã được tìm thấy gần đây trong luận án năm 2013 do nghiên cứu sinh Li Xu tại Đại học Y Côn Minh viết.

Nghiên cứu của Li đã xem xét các triệu chứng của từng bệnh nhân và kết luận họ là nạn nhân của một loại virus corona "giống SARS" lây nhiễm từ loài dơi móng ngựa.

Nghiên cứu này sau đó đã được lan truyền trên mạng, là bằng chứng cho thấy một loại virus corona rất giống với SARS-CoV-2 có thể đã lây nhiễm sang người ngay từ năm 2012.

Trước đó vào năm 2012, sau khi làm việc tại khu mỏ nói trên, 6 công nhân, tuổi từ 30 đến 63, đã được đưa vào Bệnh viện Côn Minh, tỉnh Vân Nam với những cơn ho dai dẳng, sốt, đau đầu, đau ngực và khó thở. Ba người sau đó đã chết.

nguon goc Covid-19 anh 1

Người dân đeo khẩu trang tại một khu chợ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Reuters.

Nhằm xác định nguyên nhân các ca mắc, từ năm 2012 đến năm 2015, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán (WIV) đã đến tìm hiểu và ghi nhận có tới 293 loại virus corona trong và xung quanh mỏ Mặc Giang.

Trong số đó, 8 mẫu virus "loại SARS" khác được phát hiện từ địa điểm này. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Thạch Chính Lệ - còn được gọi là nữ "người dơi" Trung Quốc - thuộc Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán cho biết không mẫu nào cho thấy khả năng lây nhiễm sang người.

Giáo sư Thạch cũng cho biết các công nhân đã chết mắc triệu chứng giống như viêm phổi là do nhiễm nấm.

Bà cho biết trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2020, nhóm nghiên cứu của bà đã xét nghiệm lại 13 mẫu huyết thanh của 4 bệnh nhân và không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy họ đã bị nhiễm SARS-CoV-2.

Dẫu vậy, một số giả thuyết cho rằng Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán đã thu thập và tiến hành thí nghiệm trên các loại virus được tìm thấy trong mỏ này, bao gồm RaTG13.

Được xác định lần đầu tiên vào năm 2016, RaTG13 là loại virus có bộ gene giống đến 96,2% bộ gene của SARS-CoV-2. Điều này đã làm dấy lên những nghi ngờ về việc liệu virus xuất phát từ tự nhiên hay do rò rỉ trong phòng thí nghiệm.

Bác sĩ Fauci kêu gọi Trung Quốc công bố hồ sơ nhà nghiên cứu Vũ Hán

Bác sĩ Anthony Fauci cho rằng xem xét hồ sơ y tế của nhân viên Viện Virus học Vũ Hán sẽ trả lời câu hỏi liệu virus gây Covid-19 có rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay không.

Chuyên gia WHO: Thời gian điều tra nguồn gốc Covid-19 cạn dần

Các nhà khoa học từ nhóm chuyên gia độc lập của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thất vọng vì giai đoạn tiếp theo của cuộc nghiên cứu nguồn gốc Covid-19 vẫn chưa bắt đầu.

Minh An

Bạn có thể quan tâm