Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mô hình 'Bộ Tứ mở rộng' đối phó Trung Quốc dần hình thành

Cuộc tập trận La Perouse kéo dài 3 ngày trên vịnh Bengal của hải quân Pháp lần đầu tiên có sự tham gia của cả 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ.

Đây là đợt tập trận chung đầu tiên của các nước thành viên Đối thoại An ninh Bốn bên, còn được gọi là "Bộ Tứ", kể từ cuộc họp trưc tuyến giữa lãnh đạo 4 nước vào tháng 3.

Lần gần nhất tàu chiến cả 4 nước hội quân là cuộc tập trận Malabar vào tháng 11/2020, do Ấn Độ tổ chức. Đợt diễn tập hải quân La Perouse do Pháp dẫn đầu, kéo dài 3 ngày trên vịnh Bengal, bắt đầu từ 5/4.

La Perouse lần đầu tiên diễn ra vào tháng 4/2019 với sự tham gia của hải quân Australia, Mỹ và Nhật Bản. Cuộc tập trận lần hai phải tạm hoãn vào tháng 4/2020 vì đại dịch Covid-19. Đến năm nay, Ấn Độ mới chấp nhận lời mời phối hợp diễn tập từ chính phủ Pháp.

'Bo Tu mo rong' doi pho Trung Quoc anh 1

Tàu sân bay trực thăng Tonnerre của hải quân Pháp cập cảng Cochin, tại bang Kochi, Ấn Độ vào ngày 30/3. Ảnh: AFP.

Đại sứ quán Pháp tại New Delhi ngày 1/4 nhận định cuộc tập trận "là cơ hội để cả 5 lực lượng hải quân hiện đại và cùng chí hướng thắt chặt những mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng và thúc đẩy hợp tác biển trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở".

Theo South China Morning Post, nhóm cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể tiếp tục áp dụng mô hình hợp tác "Bộ Tứ mở rộng" như cuộc tập trận chung lần này cho tương lai.

Chỉ dấu cho tương lai

La Perouse 2021 chính thức khởi động vào ngày 5/4, chỉ 2 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố nhóm 4 cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng trong việc "đối phó sức ảnh hưởng tiêu cực từ Trung Quốc đến khu vực". Trong chuyến công du châu Á vừa qua, khi đến thăm New Delhi, Bộ trưởng Austin còn gọi Ấn Độ là "đối tác ngày một quan trọng" với Mỹ. Ông nhấn mạnh chính phủ 2 nước đã đồng ý hướng đến "tăng cường hợp tác" ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo ông Collin Koh Swee Lean, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore (RSIS), cuộc tập trận trên vịnh Bengal rất đáng chú ý nếu các nước quyết định nâng cấp La Perouse thành sự kiện thường niên.

"Nếu cuộc diễn tập lần này diễn ra suôn sẻ, sự kiện sẽ gửi đi tín hiệu tích cực cho những quốc gia trong khu vực nhưng không thuộc Bộ Tứ, khuyến khích họ cân nhắc những hoạt động hợp tác tương tự với Bộ Tứ", ông Collin Koh cho biết.

Hợp tác giữa các nước Bộ Tứ trong tuần qua cũng diễn ra với mật độ cao. Mỗi nước thành viên đã tham gia ít nhất một hoạt động tập trận song phương với ít nhất một đối tác trong nhóm.

Cụ thể trong 2 ngày 28 và 29/3, hải quân cùng không quân Ấn Độ đã diễn tập quân sự cùng tàu chiến Mỹ cũng trên vịnh Bengal. Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Trên biển (JMSDF) tổ chức đến 2 cuộc diễn tập song phương, một lần với tàu chiến Australia trên Biển Đông trong các ngày 29-31/3 và một lần với tàu chiến Mỹ trên biển Hoa Đông vào ngày 29/3.

Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích mô hình Đối thoại An ninh Bốn bên và những hoạt động chung của các nước thành viên. Giới chức Bắc Kinh còn gọi nhóm là nguy cơ an ninh, cáo buộc Mỹ thành lập "NATO ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" để chống lại Trung Quốc.

Theo R.S.Van, cựu phó đô đốc hải quân Ấn Độ và hiện là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Chennai, New Delhi đã chấp nhận lời mời tham gia La Perouse 2021 bất chấp hoài nghi từ Trung Quốc. Điều này cho thấy chính sách của New Delhi đã thay đổi, đặc biệt sau cuộc đụng độ giữa biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya vào năm 2020.

"New Delhi thất vọng về Bắc Kinh và không còn bận tâm những hành động của mình sẽ được người hàng xóm nhìn nhận như thế nào nữa. Nói cách khác, Trung Quốc đã khiến Ấn Độ sẵn sàng bước vào các liên minh (như mô hình Đối thoại An ninh Bốn bên)", ông nói.

'Bo Tu mo rong' doi pho Trung Quoc anh 2

Tàu sân bay Ấn Độ INS Vikramaditya trong cuộc tập trận Malabar vào tháng 11/2020 với các đối tác an ninh Bộ Tứ. Ảnh: AFP.

Bộ Tứ mở rộng

Chuyên gia Collin Koh cho rằng La Perouse 2021 có thể trở thành hình mẫu thuyết phục những nước ngoài Bộ Tứ tham gia vào các hoạt động hợp tác đa phương tương tự. Một số quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng trở thành đối tác "Bộ Tứ mở rộng". Tuy nhiên, phần lớn các nước trong khu vực vẫn ngại hoạt động chung với nhóm cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chủ yếu do nhóm "được nhìn nhận là mô hình chống lại Trung Quốc".

"Tiếp cận ở cấp độ song phương không phải là bất khả thi. Chúng ta khó kỳ vọng kiểu tập trận hải quân 'Bộ Tứ mở rộng' với các nước ASEAN, nhưng từng thành viên nhóm vẫn có thể tiếp cận song phương hoặc các mô hình hợp tác hẹp với những đối tác ASEAN", ông chia sẻ.

Yogesh Joshi, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Nam Á của Đại học Quốc gia Singapore, đánh giá La Perouse 2021 đã gửi tín hiệu cảnh cáo đến Bắc Kinh: "Nếu nhiều cường quốc khác cùng chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc hoặc đoàn kết răn đe sự hung hăng từ Trung Quốc, rõ ràng Trung Quốc ngay từ đầu đã chọn cách hành xử sai trái".

Cuộc tập trận trên vịnh Bengal từ ngày 5 đến ngày 7/4 còn cho thấy nỗ lực khẳng định vị thế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ những cường quốc châu Âu.

Cả Đức và Anh đã tuyên bố kế hoạch gửi tàu chiến đến thăm khu vực trong năm nay, với hải trình đi qua các điểm nóng địa chính trị như Biển Đông, biển Hoa Đông và bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, Pháp, Đức và Hà Lan đan dẫn dắt việc soạn thảo chiến lược chung cho Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Ấn Độ bàn cách đối phó Trung Quốc

Quân đội Mỹ và Ấn Độ, thành viên nhóm "Bộ Tứ", đang thăm dò các cơ hội hợp tác an ninh mới ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trước mối lo ngại chung về Trung Quốc.

'Bộ Tứ' trở thành trọng tâm trong chiến lược châu Á của Mỹ

Cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cho thấy sự quyết tâm của ông Biden trong việc đưa "Bộ Tứ" thành trọng tâm trong chính sách châu Á.

Bộ Tứ quyết lật ngược thế cờ về 'vũ khí' đất hiếm với Trung Quốc

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ muốn hợp tác xây dựng chuỗi thu mua đất hiếm để đối trọng vị thế của Trung Quốc trong cung cấp nguyên liệu chế tạo đồ dùng công nghệ.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm