Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Miền Trung liên kết 'đánh thức' tiềm năng kinh tế biển

Theo các chuyên gia, tài nguyên biển dồi dào nhưng các tỉnh miền Trung vẫn quẩn quanh khó nghèo, phát triển chưa tương xứng với vai trò là "mặt tiền" đất nước.

Mở hướng liên kết tạo động lực phát triển miền Trung Chiều 24/9, Thường trực Chính phủ họp bàn với lãnh đạo chủ chốt 9 tình, thành miền Trung bàn giải pháp mở hướng liên kết tạo động lực phát triển kinh tế khu vực này.

Chiều 24/9, Ban điều phối Vùng duyên hải miền Trung họp bàn giải pháp cùng lãnh đạo chủ chốt 9 địa phương mở hướng liên kết 'đánh thức' tiềm năng phát triển kinh tế biển. 

Mo huong lien ket phat trien mien Trung anh 1
 Tiến sĩ Trần Du Lịch, Trưởng nhóm Tư vấn hợp tác phát triển Vùng Duyên hải miền Trung. Ảnh: Minh Hoàng.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa kiêm Trưởng ban điều phối Vùng duyên hải miền Trung, cho hay khu vực này được xem là "mặt tiền" của đất nước nhìn ra biển Đông.

Tạo thế "đòn bẩy" phát triển miền Trung

Vị này cho hay Ban điều phối Vùng cùng lãnh đạo chủ chốt 9 tỉnh miền Trung thống nhất gửi 10 kiến nghị lên Thủ tướng nhằm tạo thế "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế miền Trung cất cánh. Đây là địa bàn trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam vừa ý nghĩa về kinh tế xã hội vừa có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Xây trục kinh tế biển qua 9 tỉnh miền Trung là vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. Rà soát lại, xây dựng quy hoạch phát triển các tỉnh miền Trung phù hợp với không gian kinh tế vùng. Hiện nay, vùng có 5 khu kinh tế ven biển với diện tích quy hoạch 152.000 ha, nhưng chưa được khai thác đáng kể....

Các địa phương cũng kiến nghị Chính phủ ưu tiên rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan; ban hành Luật về khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Mo huong lien ket phat trien mien Trung anh 2
 Đô thị biển TP Đà Nẵng. Ảnh: Minh Hoàng.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế trọng điểm về công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến sản phẩm từ dầu mỏ trên cơ sở rà soát và quy hoạch lại khu kinh tế Dung Quất và Chu Lai.

Lập cơ chế đặc thù cho miền Trung

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Trưởng nhóm Tư vấn phát triển Vùng Duyên hải miền Trung, đề xuất Chính phủ cần lập cơ chế đặc thù phát triển kinh tế Chu Lai - Dung Quất, làm trung tâm công nghiệp - cảng biển (logistics) - đô thị biển của khu vực.

Rà soát quy hoạch chiến lược hệ thống hạ tầng của vùng, làm rõ theo chức năng, không chồng chéo, không xung đột lợi ích, nhất là không dàn trải đầu tư kém hiệu quả, phân tán nguồn lực về: Cảng biển, đường giao thông, sân bay của vùng.

Ưu tiên đầu tư đường ven biển xuyên suốt tạo động lực phát triển kinh tế gắn chặt quốc phòng an ninh, hình thành “mặt tiền” hướng ra biển của đất nước. Áp dụng chính sách đất đai và thuế đặc biệt ưu đãi để phát triển đô thị trong các khu kinh tế ven biển, có thể nghiên cứu một số chính sách phù hợp sẽ áp dụng trong các đặc khu hành chính - kinh tế.

Mo huong lien ket phat trien mien Trung anh 3
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, phát biểu tại cuộc họp chiều 24/9. Ảnh: Minh Hoàng.

Phát triển du lịch miền Trung trở thành ngành mũi nhọn” mở ra lợi thế liên kết phát triển từ các “điểm du lịch” sang “vùng du lịch". Ưu tiên xây trung tâm Logistics - hậu cần biển cho miền Trung....

Về vấn đề này, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, đề xuất cần có sự liên kết trong kinh tế vùng miền trong cả kế hoạch trung và dài hạn. Kết nối cả khu vực quan trọng nhất là thể chế đặc thù phát triển trên các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, đặc biệt chú trọng vùng nước trên biển và hải đảo. 

Còn ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết các tỉnh miền Trung bàn chuyện liên kết phát triển kinh tế ví von như chuyện xếp hình của trẻ em vậy.

"Trong một mớ mảnh ghép ấy, nếu chơi hay, chơi tốt thì hình sẽ đẹp còn nếu lắp ráp, liên kết thiếu tính logic thì món đồ chơi ấy không ra hình hài gì cả”, ông Thơ chia sẻ.

Vị chủ tịch TP Đà Nẵng đồng tình cùng với lãnh đạo các địa phương kiến nghị Thủ tướng ưu tiên đầu tư đường ven biển. Tuyến đường này sẽ kết nối các đô thị biển động lực, các điểm kinh tế “chiến lược” để tạo điểm nhấn đánh thức "tiềm năng" biển tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng. 

Thủ tướng chỉ hướng khởi nghiệp cho giới trẻ Hà Nội

Tại hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển” được tổ chức vào đầu tháng 6/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vạch ra hai câu hỏi lớn cho vấn đề khởi nghiệp tại Hà Nội






Minh Hoàng- Đắc Đức

Bạn có thể quan tâm