Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Microsoft tuyên chiến với Google trên thị trường tìm kiếm

Mới đây, Microsoft đã trình ra một bản yêu cầu căn cứ theo đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA) yêu cầu Google gỡ bỏ liên kết trên dịch vụ tìm kiếm liên quan tới các nội dung có bản quyền và cả trang chủ của Microsoft.

Microsoft tuyên chiến với Google trên thị trường tìm kiếm

Mới đây, Microsoft đã trình ra một bản yêu cầu căn cứ theo đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA) yêu cầu Google gỡ bỏ liên kết trên dịch vụ tìm kiếm liên quan tới các nội dung có bản quyền và cả trang chủ của Microsoft.

Theo trang TorrentFreak thì LeakID - công ty đại diện cho Microsoft - đã gửi tới Google yêu cầu loại bỏ các liên kết tới cửa hàng trực tuyến, trang hỗ trợ và giới thiệu sản phẩm của Microsoft trên công cụ tìm kiếm Google Search.

 

Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền giữa Google và Microsoft vẫn tiếp diễn.

Việc Microsoft yêu cầu Google gỡ bỏ các liên kết liên quan tới Microsoft đã kéo dài trong nhiều năm nay. Chỉ riêng trong thời gian 1 năm gần đây, đã có đến 5 triệu liên kết bị Microsoft liệt kê dưới dạng vi phạm quyền sở hữu bản quyền của hãng này.

Rất nhiều trang web nổi tiếng đã bất ngờ bị Microsoft đưa vào danh sách đen do “phân phối trái phép hệ điều hành Windows 8 phiên bản thử nghiệm” (dù phiên bản này đã được Microsoft đưa ra dưới hình thức miễn phí), có thể kể tới CNN, Wikipedia, Buzzfeed, TechCrunch, The Huffington Post, BBC, The Washington Post, Rotten Tomatoes, Real Clear Politics, AMC Theaters và nhiều trang web của chính phủ Mỹ như viện Y tế Quốc gia, cơ quan Bảo vệ Môi trường, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Do áp lực của Microsoft, 2 trang AMC Theaters and Real Clear Politics đã có một thời gian dài mất tích trên trang Google Search nhưng đã quay trở lại. Hiện tại Microsoft đang nỗ lực yêu cầu Google loại bỏ liên kết tới dịch vụ âm nhạc nổi tiếng của Anh là Spotify và dịch vụ tìm kiếm của chính Microsoft là Bing nhưng chưa đạt được thành công.

Các chuyên gia lo ngại nhiều trang web thuộc danh sách đen sẽ sớm bị loại bỏ khỏi Google Search. Trong tháng vừa qua, có gần  14 triệu yêu cầu từ 1924 tổ chức gửi đến Google do vi phạm DMCA, riêng Microsoft có đến 769.470 yêu cầu.

Từ tháng 1-7/2013, Google đã xóa hơn 100 triệu liên kết từ trang tìm kiếm của họ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, vẫn chỉ chiếm khoảng 3% số yêu cầu gửi đến Google.

 

Vụ việc đình đám nhất trong chuỗi sự kiện này là hãng phim Warner Bros yêu cầu Google gỡ bỏ liên kết chứa trailer chính thức của bộ phim Wrath of the Titans từ nhiều trang tin tức lẫn các dịch vụ giới thiệu và đặt vé xem phim không có sự đồng thuận của Warner Bros.

Bên cạnh đó, Google cũng đưa tên miền miễn phí co.cc vào danh sách đen bất chấp sự phản đối của hàng nghìn blogger và doanh nghiệp nhỏ, do có quá nhiều cáo buộc liên quan đến việc tên miền miễn phí này bị lạm dụng để lừa đảo và gửi thư rác.

Geoff Taylor - người đứng đầu hiệp hội ngành công nghiệp âm nhạc Anh (BPI) - chỉ trích Google vô trách nhiệm và lừa dối người dùng và cho rằng công cụ này cố tình làm ngơ trước những liên kết đến những trang web vi phạm bản quyền nhằm thu hút người dùng.

Đại diện Google cho rằng đây là sai lầm của Microsoft nên vẫn giữ nguyên các liên kết tới trang của Microsoft trên dịch vụ Google Search. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc chiến chống vi phạm bản quyền giữa Google và Microsoft vẫn còn tiếp diễn.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc Microsoft liên tục tạo sức ép tới Google không hẳn chỉ nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền bùng phát mạnh mẽ hơn, mà còn nhằm giảm bớt nội dung và khả năng ảnh hưởng của dịch vụ Google Search, nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ Bing của họ phát triển. Chính dịch vụ Bing hiện nay vẫn đang hiển thị các kết quả tìm kiếm ứng dụng lậu hoặc phương thức bẻ khóa phần mềm của Microsoft.

Dù việc này có gây ra ít nhiều khó khăn cho người dùng quen sử dụng dịch vụ Google Search, nhưng việc Microsoft ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn là một tín hiệu tốt về lâu dài cho cả người dùng lẫn doanh nghiệp bởi nó góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền, thúc đẩy sự sáng tạo của các doanh nghiệp (mà cụ thể ở đây là Microsoft nâng cao khả năng của Bing và quan tâm nhiều hơn tới các nước phát triển như Việt Nam). Và trên hết là phá vỡ khả năng thao túng của Google ở thị trường quảng cáo và tìm kiếm hiện nay, để quyền lợi của người dùng được tôn trọng hơn.

Theo Sống Mới

Theo Sống Mới

Bạn có thể quan tâm