Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Merkel 'tái khởi động' quan hệ với Trump sau 5 tháng không nói chuyện

Cuộc điện đàm tuần này về tình hình Syria là lần đầu tiên trong 5 tháng qua, kể từ ngày 28/9/2017, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với nhau.

Merkel, một người tin tưởng nhiệt thành vào mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, từng là người châu Âu mà các tổng thống Mỹ như Barack Obama hay George W. Bush tìm đến khi họ tìm cách kiểm soát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc Nga sáp nhập Crimea vào nước này hay chương trình hạt nhân của Iran. Thế nhưng mối quan hệ Mỹ - Đức dưới thời Tổng thống Trump đã khởi đầu đầy trắc trở và chưa từng khôi phục về tình trạng như trước đó.

Trong lúc hai bên căng thẳng nhau về vấn đề thương mại, chi tiêu phòng vệ cho NATO và cả thỏa thuận hạt nhân Iran, quan chức Đức và nhiều nhà phân tích lo ngại rằng sự khác biệt về mặt cá nhân của 2 nhà lãnh đạo: một bên là tổng thống Mỹ bốc đồng, lớn tiếng, một bên là thủ tướng Đức cẩn trọng, tỉ mỉ phân tích, sẽ khiến quan hệ song phương thêm khó khăn.

Merkel dung do Trump anh 1
Tổng thống Trump và Thủ tướng Merkel trong dịp gần nhất 2 người gặp nhau, Hội nghị G20 tại Đức. Ảnh: AFP.

7 lần điện đàm với Macron, 0 lần nói chuyện với Merkel

Cựu tổng thống Obama và Thủ tướng Merkel từng nói chuyện với nhau gần như mỗi tuần. Các quan chức Đức không thể nhớ có thời điểm nào mà Merkel không nói chuyện với Obama hay Bush trong quá một tháng.

Trong cùng quãng thời gian 5 tháng bà Merkel và ông Trump không điện đàm, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ đã nói chuyện 7 lần. Số lần điện đàm của Trump với Thủ tướng Anh Theresa May là 4 lần.

Jan Techau, nhà nghiên cứu cấp cao tại viện German Marshall Fund ở Berlin, nói rằng 5 tháng không liên lạc là dấu hiệu "rất rất xấu". Ông phản đối quan điểm rằng việc này còn do khó khăn nội bộ của bà Merkel khi không thể thành lập chính phủ suốt 5 tháng sau cuộc bầu cử Đức.

"Tôi không nghĩ việc này có liên quan gì đến bế tắc chính trị tại Đức. Đó là dấu hiệu của mối quan hệ không niềm tin", ông nói. "Nếu bạn không có sự liên hệ cá nhân giữa các lãnh đạo để dựa vào, rất khó để ngăn chặn đường xoắn ốc đi xuống".

Juergen Hardt, nghị sĩ cao cấp tại đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Merkel, cũng đồng ý quan điểm trên: "Đặc biệt trong thời kỳ căng thẳng, khi đòi hỏi liên lạc trực tiếp, họ cần nhấc điện thoại lên và tìm kiếm giải pháp. Cần một mối quan hệ cá nhân tốt và một mối quan hệ hợp tác tốt".

Merkel dung do Trump anh 2
Trong khi mối quan hệ của Merkel và Trump khởi đầu và tiến triển đầy khó khăn, đồng minh thân thiết của bà, Tổng thống Pháp Macron, đã tìm ra cách tiếp cận phù hợp với tổng thống Mỹ. Ảnh: AFP.

Các quan chức chính phủ Đức cố làm giảm tính nghiêm trọng của 5 tháng "im lặng", họ lưu ý rằng ngoài Mỹ, thủ tướng Đức còn hạn chế liên lạc với nhiều lãnh đạo khác trong thời gian khó khăn trong nước. Cũng theo các quan chức này, đối thoại giữa Mỹ và Đức ở cấp thấp hơn tiếp tục được duy trì.

Một số nhà quan sát đơn giản tin rằng khó có nhà lãnh đạo nước ngoài nào có thể gây ảnh hưởng lên Trump. Lần gần nhất tổng thống Mỹ gây choáng váng cho các đồng minh châu Âu là khi ông áp thuế nhập khẩu nhôm và thép vào Mỹ. Chứng khoán thế giới ngay lập tức phản ứng trước nỗi quan ngại một cuộc chiến thương mại.

"Đức cần bù đắp cho khoảng trống ở cấp lãnh đạo cao nhất bằng cách tương tác nhiều hơn ở các mức độ khác, với quốc hội, với các bang và với xã hội dân sự", Reuters dẫn nhận định của Thomas Matussek, cựu đại sứ Đức ở Mỹ và Anh.

Dù vậy, sự tương phản trong mối quan hệ Mỹ - Đức với mối liên kế và Tổng thống Macron của Pháp đã thiết lập được với Trump là rõ ràng.

Sau khi đón tiếp Trump tại Paris nhân ngày Quốc khánh Pháp, ăn tối cùng Trump ở tháp Eiffel, vào tháng tới, Macron sẽ đến Washington D.C. và trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Mỹ trong một chuyến thăm chính thức cấp nhà nước kể từ khi Trump nhậm chức.

Tiếng gọi của dư luận

Một quan chức Pháp thân cận với tổng thống Pháp bác bỏ suy đoán rằng ông Macron và bà Merkel đang chia nhau đóng hai vai "bạn tốt, bạn xấu" với Trump. Quan chức này nói rằng thủ tướng Đức cũng lưu ý cả quan điểm của công chúng Đức trong quan hệ với Mỹ.

"Dư luận Đức nhìn Trump như một thảm họa. Bạo lực ở Pháp nhiều", người này nói.

Một thăm dò của trung tâm khảo sát Pew năm 2017 cho thấy chỉ 11% người Đức có lòng tin ở ông Trump. Một khảo sát tương tự vào đầu tuần này cho thấy 56% người Đức nhìn nhận mối quan hệ với Mỹ là "xấu".

Merkel dung do Trump anh 3
Một tấm biển dán ảnh Trump trong cuộc biểu tình bên ngoài Hội nghị G20 ở Hamburg, Đức vào tháng 7/2017. Ảnh: AFP.

Dù vậy, các quan chức Đức vẫn mong Merkel có thể cố gắng tương tác trở lại với Trump trong các tháng tới. Dù sao thì bà cũng duy trì đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong những thời điểm quan hệ song phương xuống mức rất xấu.

Merkel và Trump sẽ gặp lại nhau tại Hội nghị G7 ở Canada vào tháng 6 và hội nghị NATO ở Bỉ vào tháng 7.

Ngoài ra, một khi liên minh cầm quyền mới được thành lập tại Đức và các vị trí trong nội các được bổ nhiệm hết, một làn sóng các cuộc viếng thăm từ Berlin đến Washington D.C. có thể sẽ được khởi động.

Hiện chưa có kế hoạch nào để Merkel trở lại Nhà Trắng hay Trump đến Đức. Trong lần gần nhất bà đến đây khi ông Trump vừa nhậm chức, tổng thống Mỹ đã phớt lờ việc bắt tay. 

Thất bại của Merkel: Cú tát vào tương lai chính trị châu Âu

Vị thế chính trị bấp bênh của Merkel bị xem là trở lực cho tương lai của EU, khiến những quyết định quan trọng và nỗ lực cải cách liên minh tiếp tục bị trì hoãn.

Trump và Merkel: Đối tác toàn cầu, nghìn trùng xa cách

Quan hệ Mỹ - Đức, hai đồng minh truyền thống, được dự báo sẽ sóng gió trong 4 năm tới vì sự khác biệt của hai nhà lãnh đạo Trump và Merkel.



Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm