Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Máy bay do thám Mỹ theo dõi nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu

Máy bay trinh sát P3-Orion của Hải quân Mỹ thường xuyên vần vũ với khoảng cách khá gần trên tàu hải dương học Kexue của Trung Quốc khi tàu này thăm dò ở phía đông nam Guam.

South China Morning Post cho biết Kexue, chiếc tàu nghiên cứu hiện đại nhất của Trung Quốc, gần đây đã có một tháng hoạt động ngay "sau lưng" căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Một nhà hải dương học đứng đầu cuộc nghiên cứu nói rằng họ đã hoạt động "ngay dưới mũi máy bay do thám của Mỹ".

Máy bay P3-Orion của Hải quân Mỹ thường xuyên bay trên đầu tàu Kexue trong lúc tàu ngày khảo sát các dãy núi nằm ở đáy biển phía đông nam đảo Guam của Mỹ. Tàu Trung Quốc hoạt động từ ngày 5/8 - 5/9.

may bay My do tham tau Trung Quoc anh 1
Máy bay trinh sát Orion P-3 của Hải quân Mỹ. Ảnh: AFP.

Guam là nơi lưu trú của những tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh nhất của Mỹ và thường hoạt động ở Biển Đông. Đây cũng là nơi đặt căn cứ không quân Anderson với máy bay ném bom B-2 có thể ngay lập tức xuất kích nếu có bất kỳ xung đột nào nổ ra ở bán đảo Triều Tiên.

Xu Kuidong, một trong những nghiên cứu viên đứng đầu chương trình, nói rằng các nhà khoa học trên tàu hiểu rõ sự nhạy cảm của khu vực này.

"Tất cả đều liên quan đến Chuỗi đảo thứ 2", ông nói. Chuỗi đảo thứ 2 gồm một loạt các quần đảo trải dài từ bờ biển phía đông của Nhật Bản đến quần đảo Bonin, quần đảo Mariana, đến Guam và đảo quốc Palau. Quần đảo Bonin thuộc Nhật trong khi quần đảo Mariana và đảo Guam thuộc quyền kiểm soát của Mỹ. Ngày nay, chuỗi đảo này được xem là một chướng ngại đối với Trung Quốc trong tham vọng bành trước sức mạnh và tầm ảnh hưởng trên Thái Bình Dương.

Caroline là dãy núi cao hơn 3.000 m nằm dưới đáy biển, phần đỉnh cao nhất của Caroline thấp hơn 30 m so với mặt nước biển. 

Ông Xu nói rằng tàu Kexue, được trang bị các trang thiết bị hiện đại, đã có "những khám phá đáng hào hứng".

Họ phát hiện rằng dãy núi dưới đáy biển trên từng là một hòn đảo với điểm cao nhất của nó đạt đến 1.700 m so với mực nước biển. Các hố và vách đá trên bề mặt núi được tạo ra do sóng thủy triều bào mòn.

Các phát hiện này sẽ được chia sẻ với quân đội Trung Quốc và các nhóm có lợi ích khác trong chính phủ.

"Những chiếc P-3 bay thấp và tạo ra âm thanh, nhưng người Mỹ đã biết mà không vượt qua lằn ranh", ông nói. "Đây là vùng biển quốc tế, họ không có quyền can thiệp công việc của chúng tôi. Họ nên làm quen với sự hiện diện của Trung Quốc".

Các khám phá từ chuyến khảo sát này sẽ nằm trong một chuỗi các công bố khoa học trên các chuyên trang quốc tế. Ông Xu nói ngoài giá trị khoa học, các công bố này còn nhằm nói với cộng đồng quốc tế rằng Trung Quốc sẽ "đến và chơi" tại khu vực chiến lược này.

Trung Quốc phát triển thiết bị dò tàu ngầm mạnh nhất thế giới?

Trung Quốc cho biết đã chế tạo thành công thiết bị dò biến dị từ trường siêu dẫn có thể phát hiện tàu ngầm ẩn sâu trong lòng đại dương và trên thế giới chưa có loại tương tự.

Nga chặn phi cơ tiếp cận máy bay chở bộ trưởng quốc phòng

Tiêm kích Su-27 của Không quân Nga đã chặn một máy bay chiến đấu F-16 của NATO định tiếp cận phi cơ chở bộ trưởng quốc phòng nước này.



Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm