Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Masan MeatLife chi gần 650 tỷ đồng mua lại 25% vốn Vissan

Giao dịch được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận ngày 7/12, trong đó, Masan MeatLife đã chi ra gần 650 tỷ đồng để mua lại 20,18 triệu cổ phiếu VSN.

Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản - Vissan (VSN) vừa thông báo về kết quả giao dịch của tổ chức có liên quan tới thành viên trong Hội đồng Quản trị doanh nghiệp là Công ty CP Masan MeatLife (MML).

Trong đó, cá nhân có liên quan tới cả Masan MeatLife và Vissan là ông Phạm Trung Lâm, Thành viên HĐQT tại cả 2 doanh nghiệp này.

Trong báo cáo, Vissan cho biết Masan MeatLife đã hoàn tất mua vào hơn 20,18 triệu cổ phiếu VSN trong phiên giao dịch 7/12, nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp sản xuất thực phẩm này lên mức 24,94%.

Trước đó, Masan MeatLife chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu VSN nào. Được biết, mục đích giao dịch mua vào kể trên của doanh nghiệp này là tăng tỷ lệ sở hữu tại Vissan.

Theo dữ liệu thị trường, trong phiên giao dịch 7/12, cổ phiếu VSN ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với khối lượng đúng bằng 20,18 triệu cổ phiếu mà Masan MeatLife mua vào, với giá trị 648 tỷ đồng, tương đương giá bình quân 32.100 đồng/cổ phiếu.

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG HIỆN TẠI CỦA VISSAN
Nguồn: BC DN
NhãnSatraMasan MeatLifeCổ đông khác
Tỷ lệ sở hữu % 67.7624.947.3

So với giá đóng cửa trong phiên cùng ngày là 37.000 đồng/cổ phiếu, giá mua thỏa thuận của Masan MeatLife với lượng cổ phiếu VSN nói trên rẻ hơn 13%.

Trên thực tế, thị giá VSN cũng đang ghi nhận xu hướng tích cực trong khoảng 1 tháng trở lại đây khi tăng vọt từ vùng 31.000 đồng/cổ phiếu lên 38.000 đồng hiện tại, tương đương mức tăng ròng hơn 22%. Nếu tính từ đầu năm, thị giá cổ phiếu này đã tăng gần gấp rưỡi từ vùng giá 26.000 đồng/đơn vị.

Được biết, giao dịch mua vào kể trên của Masan MeatLife thực chất là giao dịch chuyển nhượng nội bộ phần vốn sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) tại Vissan.

Trong đó, bên bán gần 25% cổ phần Vissan cho Masan MeatLife chính là Công ty CP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco) - một công ty con khác của Masan.

Hiện tại, cổ đông lớn nhất của Vissan vẫn là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) với gần 55 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương đương 67,76% vốn doanh nghiệp.

KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA VISSAN
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp
Nhãn20142015201620172018201920202021KH
Doanh thu thuần tỷ đồng 40133721183938784440497351445100
Lợi nhuận sau thuế
11011655130138178165180

Về hoạt động kinh doanh của Masan MeatLife, công ty con của Tập đoàn Masan kết thúc 3 quý kinh doanh đầu năm nay với khoản doanh thu thuần đạt 15.887 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng tương tự cũng ghi nhận ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế với 379 tỷ đồng mang về, cao hơn 29%.

Hiện tại, Masan MeatLife đang là nguồn thu lớn thứ 3 trong hệ sinh thái các công ty con của Masan, xếp sau WinCommerce và Masan Consumer Holdings.

Trong khi đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Vissan cho biết nhà sản xuất và chế biến sản phẩm thịt này đã ghi nhận 3.403 tỷ đồng doanh thu sau 9 tháng đầu năm nay, qua đó mang về khoản lãi ròng sau thuế 120 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020, cả 2 chỉ tiêu kinh doanh này của Vissan đều sụt giảm lần lượt 15% và 3%.

Tuy nhiên, so với kế hoạch đạt 5.100 tỷ doanh thu và 180 tỷ đồng lãi ròng năm nay, Vissan đã hoàn thành 67% chỉ tiêu doanh thu và 83% mục tiêu lợi nhuận sau 3/4 năm tài chính.

Masan MeatLife đặt mục tiêu 10% thị phần thị trường thịt heo

MML đạt mục tiêu trước năm 2025, công ty giữ 10% thị phần thị trường đạm động vật trị giá 15 tỷ USD trên toàn quốc và đạt biên EBITDA trên 20%.

Quỹ ngoại muốn thoái hết vốn Masan MeatLife

Từng chi 150 triệu USD để sở hữu hơn 7% cổ phần tại Masan Nutri-Science (tiền thân của Masan MeatLife), nay quỹ đầu tư của KKR đã quyết định thoái toàn bộ vốn khỏi công ty này.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm