Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý Hiển Long: Thái độ của Mỹ quyết định cả chiến tranh và hoà bình

Phát biểu trong chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói thái độ của Mỹ với khu vực quyết định không chỉ vấn đề thịnh vượng mà cả câu chuyện chiến tranh và hoà bình.

Phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế ở Washington D.C, Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định thái độ của của Mỹ đóng vai trò then chốt đối với quá trình đầu tư và sự thịnh vượng ở hai bờ Thái Bình Dương.

Ông cho rằng niềm tin về lợi ích của Washington và sự phát triển của quan hệ Mỹ - Trung sẽ quyết định không chỉ thịnh vượng mà cả chiến tranh cũng như hoà bình, cả ở châu Á cũng như trên toàn thế giới.

Đề cập tới Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông nói đây là phương thức để thúc đẩy hợp tác kinh tế và đạt được các mục tiêu chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ rút khỏi TPP là động thái thất vọng, nhưng những thành viên còn lại luôn hy vọng Washington sẽ duy trì và thúc đẩy quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Á bằng cách khác.

"Hiện tại chưa phải lúc để triển khai những sáng kiến mới về mặt thương mại, Mỹ nên duy trì tự do thương mại và hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan", thủ tướng Singapore nói.

quan he My - Trung quan trong nhat the gioi anh 1
Thủ tướng Lý Hiển Long tại Mỹ. Ảnh: CNA.

Theo ông Lý Hiển Long, những doanh nghiệp Mỹ hoàn toàn có thể lấp đầy khoảng trống về mặt đầu tư và công nghệ, bởi sản phẩm và ý tưởng từ họ luôn được tìm mua.

Mối quan hệ bền chặt

Cho rằng chính quyền ông Trump có "cách tiếp cận hoàn toàn khác" với người tiền nhiệm, ông Lý khẳng định tính bền chặt trong quan hệ giữa Mỹ và châu Á không thay đổi.

Mỹ có lợi ích kinh tế đáng kể ở châu Á, thậm chí quan hệ thương mại xuyên Thái Bình Dương đã vượt quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương. Các tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ đã và đang đầu tư ở nhiều nước châu Á.

Các mối quan hệ kinh tế này luôn song hành cùng những lợi ích chiến lược và an ninh.

Theo đó, những đồng minh quan trọng của Mỹ đều ở châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines. Thủ tướng Singapore nói thêm rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là "mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới".

"Hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương là lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ", ông nói.

Kinh tế châu Á phát triển nhanh chóng

Nhận định rằng quan điểm "Thế kỷ châu Á" đang dần nguội lạnh, ông Lý cho rằng các nền kinh tế châu Á vẫn đang phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới và chiếm 2/3 tăng trường toàn cầu.

Các công ty Trung Quốc như Alibaba và Huawei hoặc Bharti Enterprises và Mahindra của Ấn Độ đều là những công ty đa quốc gia tầm cỡ thế giới. Tại Đông Nam Á, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ trở thành thị trường lớn thứ tư thế giới trước năm 2030.

Cùng với đó, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã kết nối các nền kinh tế ASEAN cùng nhiều đối tác thông qua thỏa thuận tự do thương mại, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, chiếm một nửa dân số thế giới và 1/3 GDP toàn cầu.

quan he My - Trung quan trong nhat the gioi anh 2
Ông Lý Hiển Long từng thăm Mỹ vào năm 2016. Ảnh: AP.

"Ấn Độ đang đạt tiến bộ trong việc triển khai chính sách 'Hướng Đông' và Trung Quốc là động lực quan trọng đối với sự thịnh vượng và hội nhập của châu Á", ông Lý Hiển Long nhận định.

Ông cho rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều nước châu Á và hoan nghênh sự hợp tác giữa Bắc Kinh với các nước trong khu vực thông qua Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và sáng kiến Vành đai, Con đường.

Đây là những nhân tố giúp các nước châu Á đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tài chính, cơ sở hạ tầng và kết nối. Đồng thời, chúng cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Hệ thống thương mại song phương toàn cầu

"Các nước châu Á muốn kiến trúc khu vực mở, không phải một thế giới bị chia thành những khối đối đầu nhau", thủ tướng Singapore nói.

Ông nhấn mạnh các nước trong khu vực đã và đang thịnh vượng nhờ hệ thống thương mại tài chính đa phương với sự liên kết cùng châu Âu và Mỹ. 

Thủ tướng Lý Hiển Long có chuyến thăm chính thức tới Mỹ và sẽ gặp gỡ Tổng thống Donald Trump vào chiều 23/10. Ông sẽ ăn trưa cùng một số quan chức trong Nhà Trắng để thảo luận về hợp tác song phương Mỹ - Singapore.

Ngoài ra, người đứng đầu chính phủ Singapore sẽ có các buổi làm việc riêng với Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster, Giám đốc Hội đồng Kinh kế Quốc gia Mỹ Gary Cohn và một số lãnh đạo quan trọng trong quốc hội Mỹ.

Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ video về TP.HCM Ngày 21/2, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đăng tải một video ngắn về TP. Hồ Chí Minh trong ngày đầu tiên ở tại đây sau 10 năm. Ông hạ cánh xuống Hà Nội tối ngày 22/3.

Trung Quốc: Thương mại với Triều Tiên tăng do 'nhu cầu nhân đạo'

Trung Quốc biện hộ việc thương mại với Triều Tiên ngày càng tăng là do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cho phép nước này tránh làm tổn thương "các nhu cầu nhân đạo".

ASEAN thông qua sáng kiến thúc đẩy giao thông trong khối

Các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa thông qua các sáng kiến nhằm thúc đẩy giao thông giữa các quốc gia tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông ASEAN hôm qua.

Thế Long (Theo CNA)

Bạn có thể quan tâm